Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

BĐS công nghiệp: Hưởng lợi gì từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?

Nhiều chuyên gia cho rằng, đang có làn sóng của các nhà đầu tư (NĐT) rút khỏi Trung Quốc và chuyển dịch sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Liệu BĐS công nghiệp Việt Nam có hưởng lợi từ cuộc leo thang thương mại này?

BĐS công nghiệp, nhà xưởng biến động

Mới đây, ông Rvan Sevetrino, Trưởng phòng Kinh tế của JLL Việt Nam cho hay, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc leo thang, các nhà sản xuất đang tìm cách rời Trung Quốc nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. Chiến tranh thương mại sẽ thúc đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn đến và thành lập nhà máy mới tại Việt Nam. BĐS công nghiệp sẽ là phân khúc chịu ảnh hưởng trực tiếp trong ngành BĐS thương mại.

Cụ thể, theo ông Rvan hàng rào thuế mà Mỹ áp lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc là chi phí tăng thêm nhằm kiềm chế tiêu dùng, từ đó giảm nhu cầu về kho bãi để lưu trữ hàng hóa. Tuy vậy, động thái áp thuế này lại khó kìm hãm sự tăng trưởng của BĐS công nghiệp vì ngành thương mại điện tử đang bùng nổ, các công ty công nghệ luôn tìm kiếm nhà xưởng.

Theo ghi nhận của JLL Việt Nam, trong quý 1/2018, tỉ lệ trống của khu công nghiệp tại Trung Quốc giữ mức thấp kỷ lục 4,8%. Ngược lại, hàng rào thuế kéo GDP thực của Mỹ giảm 10 điểm phần trăm trong vòng 12-18 tháng tới, kéo theo sự sụt giảm 20 điểm phần trăm về tăng trưởng giá thuê công nghiệp.


Tháng 9 vừa qua chính quyền Trump đã áp thuế thêm 200 tỉ USD vào hàng hóa Trung Quốc, trong khi Trung Quốc sẽ đáp trả bằng cách đặt thuế quan lên khoảng 60 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc GDP sẽ giảm thêm 50 đến 70 điểm phần trăm trong 12-18 tháng tới. 

Chính việc này sẽ khiến nhu cầu không gian công nghiệp sụt giảm, đặc biệt là ở các khu vực ven biển, nơi mà các hoạt động nhập khẩu luôn diễn ra nhộn nhịp. Giá chào thuê công nghiệp cũng có thể giảm từ 50 đến 100 điểm phần trăm.

Theo JLL, việc tăng thuế quy mô lớn sẽ sớm có những hậu quả nghiêm trọng kéo dài đối với nền kinh tế và thị trường công nghiệp. Cụ thể, cuộc chiến thương mại đang làm gián đoạn nhiều dự án và trì hoãn nhiều dự án mới. Đợt triển khai áp thuế mới nhất tiếp tục khuấy động ngành BĐS thương mại. Các mức thuế đối với thép, nhôm và gỗ được áp dụng trong ba tháng đầu năm 2018 đã làm tăng chi phí thi công và sẽ làm chậm quá trình phát triển dự án.

Theo Cục Thống kê Lao động Chỉ số giá Sản xuất (PPI), giá gỗ mềm vào tháng 7/2018 đã tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước Gỗ ván ép cũng tăng 22,5%, thép non tăng 12,4% và nhôm đúc tăng 17,8%.

Việt Nam liệu có là điểm đến của các NĐT?

Theo các chuyên gia dự báo, sự tăng trưởng giá thuê đất công nghiệp tại Trung Quốc sẽ thúc đẩy Việt Nam trở thành một trong những điểm đến tiếp theo cho các nhà đầu tư, nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi với Trung Quốc và chi phí lao động phải chăng.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho rằng, do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nên đang có làn sóng mạnh các NĐT rút khỏi Trung Quốc và chuyển dịch sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Theo dự báo của bà Hương sẽ có nguồn lực vốn đầu tư nước ngoài đổ mạnh vào Việt Nam vào cuối năm nay và những năm sau.

"Khác với các NĐT BĐS dân cư, cuộc chiến thương mại lần này sẽ là cơ hội cho các NĐT BĐS công nghiệp, nhà xưởng. Khi BĐS này phát triển thì kéo theo lao động, chuyên gia về thì BĐS nhà ở sẽ hưởng lợi theo", bà Hương khẳng định.

Nhìn xa hơn, bà Hương nhận định những tác động tiêu cực đến BĐS công nghiệp sau chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa rõ nét. Có chăng chỉ là các NĐT đến từ Trung Quốc bị ảnh hưởng từ cuộc chiến nên khả năng sẽ hoãn hoặc rút dự án đầu tư tại Việt Nam, nhưng khả năng ít xảy ra.

>> Mua nhà đất Hà Nội

Hạ Vy

Theo Thời đại

BĐS vùng đô thị Tp.HCM mở rộng: Cơn sốt đất bất thường ở Bình Châu (Vũng Tàu)

Gần đây, thông tin đầu tư sân bay Lộc An ở Bà Rịa – Vũng Tàu ngay lập tức thu hút được giới đầu tư nhà đất, khiến thị trường BĐS nơi đây sôi động, trong đó BĐS khu vực Bình Châu "nóng lên" từng ngày.

 Giá đất nhảy múa

Mới đây, UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã làm việc với Công ty TNHH dự án Hồ Tràm (xã Lộc An, Xuyên Mộc) về dự án xây dựng sân bay chuyên dùng, phục vụ các chuyến bay thuê chuyển chở khách đến khu du lịch phức hợp Hồ Tràm.

Dự kiến sân bay này có diện tích 244,33ha với vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng, trong đó có 47,55 ha thuộc xã Lộc An và 196,78ha thuộc xã Láng Dài.

Chỉ khoảng 6 tháng thông tin UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận xây dựng sân bay Lộc An rò rĩ ra ngoài, thị trường BĐS nơi đây ngay lập tức chuyển động mạnh mẽ. Hàng loạt dự án BĐS rục rịch khởi động và tăng giá, NĐT âm thầm đổ về săn quỹ đất.

Theo ghi nhận, thị trường BĐS Bình Châu, Lộc An, Láng Dài bất ngờ "sốt", giá liên tục tăng cao theo đợt. Theo các chuyên gia, việc sốt đất nơi đây xuất phát phần lớn từ thông tin dự án sân bay Lộc An sắp được xây dựng. Giới cò đất lấy cớ "thổi giá" khiến giá đất nhảy múa. Người mua nhà đất cần thận trọng với diễn biến thị trường.

Nếu trước đây có trong tay khoảng 400 - 500 triệu đồng, nhiều người có thể dễ dàng sở hữu một lô đất tại khu du lịch Bình Châu (giáp ranh giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với TP Phan Thiết) thì hiện nay hầu hết không còn dự án nào bán với mức giá đó.

Cụ thể, cách đây 1 tháng, giá một lô đất có diện tích khoảng 100 m2 ở đây rơi vào mức khoảng 400 - 500 triệu đồng/nền thì nay đã tăng thêm 100-200 triệu đồng/nền. Hoạt động mua bán rục rịch.

Anh Nguyễn Cao cho biết, 4 tháng trước anh mua nền đất tại Bình Châu với giá 380 triệu đồng/nền, hiện anh rao bán lại với giá 550 triệu đồng/nền, mặc dù hạ tầng khu vực đất anh đầu tư không được tốt lắm. Thậm chí, có những dự án nghỉ dưỡng, resort dù giá đã khá cao, từ vài đến vài chục tỉ đồng nhưng cũng rục rịch lên giá trước thông tin sân bây Lộc An được đầu tư.

Giá đất tăng, nhà đầu tư liên tục đổ về đó là thực tế đang diễn ra tại Bình Châu. Thực tế cho thấy, tại khu du lịch Bình Châu các resort, khách sạn luôn rơi vào cảnh "cháy" hàng. Theo một nhân viên khu du lịch Bình Châu, khách muốn có phòng ở đây phải đặt trước ít nhất một tuần. Khách đi theo đoàn phải đặt trước nửa tháng. Phần lớn khách hàng là nhà đầu đi khảo sát thị trường BĐS. Các khu nghỉ dưỡng: Hodota Resort, Irelax Bangkok... (Bình Thuận) cũng rơi vào cảnh tương tự.

Trong khi đó, vùng đất "chết" ở đây cũng đang "lột xác" từng ngày khi các chủ đầu tư BĐS không ngừng đổ về đầu tư các dự án quy mô, như: Khu du lịch Quế My; Khu du lịch Hải Thuận; Khu du lịch Hương Hải; Khu du lịch nghỉ dưỡng Đức Tâm...

Điển hình, dự án Khu đô thị biển Seaway Bình Châu do Công ty CP Trường Phát Investment phát triển mới lộ thông tin ra ngoài, lập tức nhiều nhà đầu tư từ Tp.HCM và các tỉnh lân cận tìm đến. Dự án khoảng 11 ha được đầu tư theo tiêu chuẩn nhà phố nghỉ dưỡng, đầy đủ dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp.

Cú hích quy hoạch, hạ tầng?



Ngoài thông tin xây dựng dự án sân bay Lộc An thì hàng loạt dự án BĐS có quy mô lớn cũng được UBND tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt đầu tư để tạo thành Trung tâm du lịch mới khu vực miền Đông Nam Bộ cũng khiến giá đất nơi đây liên tục "nhảy múa" thời gian gần đây.

Theo các chuyên gia BĐS, việc sốt đất ở Bình Châu là chuyện đã được báo trước sau khi hàng loạt các dự án phát triển hạ tầng, dự án nghỉ dưỡng, phát triển đô thị liên tục được công bố đầu tư để biến nơi đây thành Trung tâm du lịch mới khu vực miền Đông Nam Bộ.

Ngoài ra, đểhỗ trợ cho việc nhanh chóng hình thành Trung tâm du lịch mới nơi đây, Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận cũng vừa kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm ưu tiên nguồn vốn trái phiếu Chính phủ sớm đầu tư mở rộng, hoàn chỉnh đồng bộ tuyến Quốc lộ 55 liên tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng với tổng chiều dài hơn 200 km.  Đây cũng là yếu tố thúc đẩy thị trường BĐS ăn theo ở hiện tại và trong thời gian tới.

Trong quá trình chờ công trình thực hiện, Ban Quản lý các công trình giao thông (thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận) sẽ giao các đơn vị thi công triển khai nâng cấp, mở rộng ngay giai đoạn 1 Quốc lộ 55 từ Tân Thiện đi Thắng Hải dài gần 30 km.

Trao đổi về việc "sốt" đất nơi đây, theo ông Trần Văn Dũng, Giám đốc phát triển dự án Công ty cổ phần Trường Phát Investment thừa nhận: "Tình trạng BĐS Bình Châu nóng lên trong thời gian gần đây là có thật. Nguyên nhân do hàng loạt dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực này như: sân bay Lộc An, mở rộng Quốc lộ 55... liên tục được công bố đầu tư.

Từ đó, các dự án BĐS "khủng" cũng chuẩn bị khởi công đã đẩy giá đất lên. Riêng dự án Seaway Bình Châu hiện bán giá khá thấp, chỉ từ 400 - 500 triệu đồng/nền do chủ đầu tư mua quỹ đất từ nhiều năm trước với giá thấp. Tuy nhiên, hiện công ty đang xem xét sắp tới có thể phải điều chỉnh giá bán khi giá mặt bằng chung của khu vực lên khá cao".

Theo các chuyên gia kinh tế, Bình Châu được xem là khu vực giao nhau giữa các tỉnh, thành phát triển mạnh về du lịch gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng. Khu vực này đang tập trung đông đảo các cảng cá, cảng hàng hóa rất năng động và quỹ đất được nhà đầu tư rất quan tâm. Sắp tới khu vực này sẽ có thêm sân bay, nên việc các cơ quan chức năng chọn nơi này phát triển thành Trung tâm du lịch mới khu vực miền Đông Nam Bộ là phù hợp, và việc đất tăng giá cao thời gian gần đây cũng dễ hiểu.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, NĐT cũng cần đặc biệt quan tâm đến hạ tầng, tiện ích, uy tín của chủ đầu tư trước khi quyết định "bỏ tiền" vào.

>> Thuê nhà trọ giá rẻ quận 8
Hạ Vy

Theo Nhịp sống kinh tế

Dự án tái định cư treo 8 năm, dân thấp thỏm sống ở “vùng nguy hiểm“

Sau 8 năm, khu tái định cư vẫn chỉ là một bãi đất trống, còn hàng chục hộ dân Quỳ Hợp, Nghệ An vẫn phải sống trong “vùng nguy hiểm” vì thiên tai.

Dự án đầu tư di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai, sạt lở đất tại địa bàn xã Châu Tiến và xã Liên Hợp, huyện Qùy Hợp, Nghệ An đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt theo Quyết định số 4766/QĐ-UBND.NN ngày 13/10/2010....

Nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách Trung ương cấp cho địa phương thông qua chương trình hỗ trợ di dân khẩn cấp vùng thiên tai, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét... Dự án được giao cho UBND huyện Qùy Hợp làm chủ đầu tư.

Sau đó, để phù hợp với khả năng cân đối vốn, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định phân kỳ dự án với 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư hơn 17 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 12 tỷ đồng và giai đoạn 3 hơn 19 tỷ đồng.

Năm 2014, giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành với các hạng mục như san lấp mặt bằng khu tái định cư, đường giao thông vào khu tái định cư, hệ thống điện cao thế, hạ thế, đường giao thông nội vùng, hệ thống cấp nước sinh hoạt... Song dù giai đoạn 1 đã hoàn thành nhưng vẫn chưa thể đưa dân vào ở.

Theo ghi nhận của phóng viên, khu đất rộng lớn tại điểm tái định cư ở xã Châu Tiến - nơi sẽ đón nhận 42 hộ dân trong vùng “báo động đỏ” về sinh sống đã được san lấp mặt bằng.


Hệ thống đường điện đã được thi công, cơ sở hạ tầng cũng đã được triển khai. Tuy nhiên, các điều kiện trên vẫn chưa đảm bảo để người dân về ở. Chính vì thế nơi đây vẫn chỉ là một bãi đất hoang, người dân tận dụng làm nơi chăn thả gia súc...

Những hàng cột điện được dựng lên, mà không có cơ hội được phục vụ người dân. Một số khác được đơn vị thi công để nằm dưới đất lẫn trong đám cỏ dại um tùm. Con đường dẫn lên điểm tái định cư cũng đã có dấu hiệu xuống cấp sau nhiều năm được xây dựng.

Trong khi đó, những hộ dân nằm trong diện phải di dời trên địa bàn vẫn phải sống mà luôn nơm nớp lo sợ trước cảnh những cơn lũ dữ có thể cuốn trôi nhà cửa bất cứ lúc nào. Tính mạng của họ luôn đặt trong tình trạng “báo động” mỗi khi mùa mưa lũ đến.

“Chúng tôi cũng mong được di dời đến điểm tái định cư để ổn định đời sống. Chứ mưa lũ mà nhà ở bên suối thế này thì lo lắm. Khi nào có mưa lớn thì cả nhà phải vào phía trong bản để ở tạm, hết mưa mới về...”, một người dân nằm trong diện di dời chia sẻ.

Trước thực trạng trên, tháng 7/2018, UBND huyện Qùy Hợp có báo cáo số 164/BC-UBND gửi Ban Nội chính Tỉnh ủy Nghệ An, trong đó kiến nghị: Để dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai, sạt lở đất tại xã Châu Tiến và xã Liên Hợp sớm được hoàn thành, phát huy hiệu quả thì nhất thiết phải đầu tư giai đoạn 2 của dự án. Nếu không đầu tư sẽ gây lãng phí vốn đầu tư giai đoạn 1. Là huyện miền núi với nguồn thu ngân sách trên địa bàn hạn hẹp, nên chỉ đầu tư phát triển từ ngân sách huyện thì rất khó khăn. Nhằm tạo điều kiện cho nhân dân an tâm sản xuất, sinh hoạt... UBND huyện Qùy Hợp đề nghị Tỉnh ủy Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An... xem xét đề nghị Trung ương hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các hạng mục trong giai đoạn 2...

Nếu không được tiếp tục đầu tư xây dựng giai đoạn 2, dự án sẽ không thể phát huy tác dụng, người dân vẫn không thể di dời đến nơi ở mới. Trong khi những hạng mục trong giai đoạn 1 đã được triển khai có nguy cơ hư hỏng, xuống cấp gây lãng phí, thì hàng chục hộ dân vẫn phải đối mặt với rủi ro vì phải sống trong vùng thiên tai.

Một dự án tương tự cũng được phê duyệt vào năm 2013 tại địa bàn xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An, với tổng mức đầu tư hơn 27 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay, dự án vẫn chưa được triển khai vì không bố trí được nguồn vốn. Sau đó, quyết định phê duyệt dự án lại hết hiệu lực. Vậy là giấc mơ của những hộ dân nơi đây cũng bị “treo” cùng dự án.
Theo CTV Nhật Minh

VOV


Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Đề xuất mở lại giao dịch bất động sản tại Bắc Vân Phong

UBND huyện Vạn Ninh, nơi dự kiến xây dựng đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong, đề xuất tỉnh Khánh Hòa cho phép mở lại các giao dịch bất động sản sau khi đã bị dừng từ tháng 5.

UBND huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa và Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) tỉnh này cho phép huyện tiếp nhận, giải quyết các hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa theo các quy định của Luật Đất đai.

Việc chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa đã bị dừng lại hồi đầu tháng 5 khi Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký công văn khẩn gửi Sở TN&MT yêu cầu tạm dừng tại khu vực quy hoạch xây dựng đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong.

UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu tạm dựng cho đến khi quy hoạch chung xây dựng đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, hiện tại Luật đơn vị đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc (Luật Đặc khu) chưa được Quốc hội xem xét thông qua.

Nêu lý do trong văn bản kiến nghị mở lại giao dịch, UBND huyện Vạn Ninh cho biết thực tế hiện nay, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện đã được tăng cường. Việc mở lại giao dịch cũng tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.



UBND huyện Vạn Ninh khẳng định sau khi được nghị UBND tỉnh và Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa cho phép huyện tiếp nhận, giải quyết các hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa theo các quy định của Luật Đất đai, địa phương sẽ tiếp tục tập trung tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Ngày 17/9, UBND tỉnh Khánh Hòa đã làm việc với huyện Vạn Ninh về đề nghị mở lại các giao dịch bất động sản. UBND tỉnh này đã yêu cầu Sở TN&MT làm việc với huyện Vạn Ninh và các sở, ngành có liên quan nghiên cứu tham mưu, đề xuất UBND tỉnh trước ngày 30/9.

Trước khi các giao dịch bị “đóng băng”, tình hình đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh khá “nóng”, giá đất liên tục sốt ảo, tăng đột biến. Thậm chí, nhiều nhóm người còn đổ xô tới các hòn đảo đốt phá, nhằm chiếm đất.

>> Thuê phòng trọ phường 13 quận Tân Bình chất lượng, giá tốt

Theo UBND huyện Vạn Ninh, trong 3 tháng đầu năm nay, toàn huyện đã tiếp nhận và giải quyết hơn 2.200 hồ sơ đất đai, bằng 65,3% tổng số hồ sơ cả năm ngoái. Qua kiểm tra, giao dịch chuyển nhượng chủ yếu là đất tại xã Vạn Hưng, Vạn Thắng, Vạn Thọ và Vạn Khánh (huyện Vạn Ninh).

Khu kinh tế Vân Phong rộng 1.500 km2 (phần biển rộng tới 800 km2) nằm trên địa bàn 12 xã, thị trấn của huyện Vạn Ninh. Theo quy hoạch, khu vực này sẽ phát triển dịch vụ vận tải biển và logistics, dịch vụ thương mại - tài chính; ngoài ra còn có phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

Văn phòng Quốc hội cho biết tại kỳ họp thứ 6 diễn ra tháng 10 tới, Quốc hội dự kiến chưa xem xét dự án Luật Đặc khu để tiếp tục xin ý kiến cử tri, nhân dân, các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học.

Việc lùi thời điểm cũng để Chính phủ có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến đóng góp xác đáng; hoàn thiện dự thảo luật, đảm bảo xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh - quốc phòng và chủ quyền quốc gia.

Hiếu Công

News.zing.vn

Nhiều chủ đầu tư lớn bị Hà Nội bêu tên bỏ hoang đất hơn 10 năm

Nam Cường, Sông Đà Sudico, Licogi, HANHUD… là những chủ đầu tư lớn được HĐND TP. Hà Nội chỉ ra chậm triển khai dự án, bỏ hoang đất trong nhiều năm, gây lãng phí nguồn lực.

Sáng nay (13/8), Thường trực HĐND TP. Hà Nội tổ chức phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP. Hà Nội.

283 dự án chậm triển khai, nhiều dự án chậm hơn 10 năm

Phiên giải trình nóng ngay từ khi bắt đầu khi Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc thừa nhận trên địa bàn còn nhiều dự án chậm triển khai, đất đai để bỏ hoang gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Ngoài ra, việc bỏ hoang đất đai, chậm triển khai dự án gây lãng phí nguồn lực của thủ đô.

Trong phần báo cáo giám sát, HĐND TP. Hà Nội chỉ ra nhiều dự án chậm triển khai trong nhiều năm, của nhiều chủ đầu tư lớn, với diện tích đất hàng nghìn ha.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, toàn thành phố có 161 dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai, trong đó có 76 dự án chậm triển khai từ 5-10 năm.

Tuy nhiên, đoàn giám sát của HĐND TP. Hà Nội cho rằng con số 161 là chưa đủ và dẫn ra số liệu có tới 283 dự án chậm triển khai.

HĐND Hà Nội cho rằng nhiều chủ đầu tư xí phần nhận đất nhưng chậm triển khai, khiến dân sống trong tình cảnh dở dang trong cuộc sống. Trong đó, không ít dự án chậm triển khai hơn 10 năm được HĐND TP. Hà Nội chỉ tên.

Cụ thể, Khu đô thị mới Thịnh Liệt của Tổng công ty xây dựng Licogi rộng 35 ha, chậm tới 14 năm.

Dự án khu đô thị Cổ Nhuế của Tập đoàn Nam Cường rộng 17,6 ha tại phường Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm) cũng đã bỏ hoang 12 năm.

Khu đô thị mới Cầu Bươu (huyện Thanh Trì) của Công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HANHUD) rộng 20 ha, Khu đô thị Văn La (quận Hà Đông) của Sông Đà Sudico rộng 10,6 ha chậm tiến độ 11 năm.



Một loạt dự án chậm 10 năm như Dự án Làng Việt cổ Hoài Đức ở La Phù (huyện Hoài Đức) rộng 23,4 ha, Dự án khu đô thị AIC Mê Linh tại xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) của Công ty CP Bất động sản AIC rộng tới 94 ha, Khu đô thị Mai Linh tại xã Song Phương và Tiên Yên, diện tích 139 ha...

Theo HĐND TP. Hà Nội, dự án AIC Mê Linh đã giải phóng mặt bằng 80%, nhưng vẫn chỉ là bãi chăn thả bò, trong khi dự án Khu đô thị Mai Linh sau 10 năm vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng và triển khai.

Đất xây bể bơi thành bãi trông xe, khách sạn thành sân bóng
HĐND TP. Hà Nội còn chỉ ra trên địa bàn thủ đô có 37 dự án sử dụng đất sai mục đích. Điển hình như dự án xây dựng khách sạn trên khu đất 15-17 phố Ngọc Khánh (quận Ba Đình) bị bỏ hoang hơn 10 năm. Khu đất này từng được giao cho Công ty TNHH Pacific Thăng Long.

Một dự án xây dựng bể bơi trong khu thể thao quận Tây Hồ nhưng lại được làm chỗ trông giữ xe trái phép. Dự án rộng 13.000 m2 xây khách sạn của Sao Phương Bắc tại phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) nhưng đang không triển khai, bị chuyển thành sân bóng cho thuê.

>> Nên mua chung cư hay mua nhà đất Hà Nội dưới 2 tỷ ?

Dự án ở số 201 Trường Chinh (quận Đống Đa) được giao cho Công ty cổ phần Đầu tư TSG Việt Nam làm trung tâm thương mại đã 9 năm nhưng bị biến tướng thành nhà hàng rộng 2.000 m2.

Dự án khu đô thị Mỹ Đình 2 rộng 246.000 m2, chậm 16 năm, HANHUD nhượng lại cho 3 nhà đầu tư khác cho thuê làm nhà hàng ăn uống và trông xe.

HĐND TP. Hà Nội cũng cho biết trên địa bàn đang có 90 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, với tổng số tiền nợ là 5.500 tỷ đồng.

Từ việc để các dự án chậm triển khai, sử dụng sai mục đích, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, HĐND chỉ ra trách nhiệm không nhỏ của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Cơ quan này yêu cầu tăng cường hơn nữa công tác quản lý đất đai và các dự án đã được cấp, xử lý nghiêm các dự án vi phạm Luật Đất đai, những dự án nào chậm triển khai cương quyết thu hồi.

Hiếu Công

News.zing.vn

Hà Nội công khai các dự án treo, đất vàng bỏ hoang trong tháng 8

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết thành phố sẽ công khai các chủ đầu tư, các dự án được giao mà chậm triển khai, trong đó có nhiều dự án trên đất vàng.

Trao đổi với Zing.vn, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết HĐND thành phố đã có một chuyên đề riêng giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, huyện và các đối tượng sử dụng đất; rà soát, đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng đã quá 3 năm chưa thực hiện.

Bà Ngọc cho biết vào tháng 8 tới, HĐND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức một phiên họp riêng và yêu cầu UBND TP. Hà Nội giải trình về vấn đề này.

Một thành viên Ban kinh tế của HĐND TP. Hà Nội cũng cho biết thường trực HĐND thành phố đã thực hiện việc giám sát sử dụng đất, quy hoạch, cũng như các dự án bỏ hoang tại Hà Nội. Tuy nhiên việc giám sát hoàn thành ngay trước kỳ họp HĐND thành phố vừa qua nên kết quả chưa thể công bố sớm.

“Vào tháng 8 tới, trong buổi làm việc với thường trực UBND, HĐND sẽ có những kiến nghị qua đợt giám sát. Các đại biểu HĐND sẽ giám sát các kiến nghị được nêu trong đợt giám sát vừa qua”, vị này cho biết thêm.

Trước đó vào chiều 11/7, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng các đại biểu HĐND TP - Tổ đại biểu số 2 đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 6 HĐND khóa XV tại quận Hoàn Kiếm.



Nói về các dự án công trình quá thời hạn triển khai, kiên quyết thu hồi những dự án chủ đầu tư không đủ năng lực, ông Chung cho biết trong thời gian qua, thành phố nhận thấy có các dự án mà chủ đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách và kéo dài thời gian thực hiện. Có những dự án kéo dài đến tận 15-17 năm.

Ngay từ quý I/2016, Bí thư Thành ủy Hà Nội làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, đã xác định có 537 dự án chậm, thậm chí có những dự án từ năm 1997.

Từ đó đến nay, thành phố đã tập trung chỉ đạo để tháo gỡ những vướng mắc của dự án còn tồn đọng. Trong đó, đã gia hạn với các dự án mà chủ đầu tư có đủ điều kiện, cam kết tiếp tục đầu tư; tháo gỡ khó khăn trong thủ tục, giải phóng mặt bằng; kết nối với các ngân hàng trong vấn đề vốn…

Tuy nhiên, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh vẫn còn những dự án mà chủ đầu tư để thời gian kéo dài.

“Hiện thành phố đang giao sở Kế hoạch và Đầu tư cùng lãnh đạo các quận, huyện tiếp tục rà soát, trong quý III/2018, sẽ công bố công khai toàn bộ dự án chậm. Tuy nhiên, quá trình thu hồi cần phải được xem xét kỹ lưỡng và thấu tình đạt lý”, ông Chung nói.

Hà Nội có rất nhiều dự án đã chậm triển khai từ nhiều năm nay, trong đó có nhiều dự án sở hữu các lô đất vàng, gần trung tâm. Một số dự án chậm triển khai để trống các lô đất như Tháp Tài chính Quốc tế - IFT (quận Cầu Giấy), dự án Tháp Thiên Niên Kỷ (quận Hà Đông), dự án 131 Thái Hà, dự án Twin Tower (đường Láng - quận Ba Đình), dự án Nam Đàn Plaza và Lotus Hotel (quận Nam Từ Liêm)…

>> Tìm kiếm thông tin cho thuê nhà trọ giá rẻ ở đâu uy tín?

Trao đổi với Zing.vn, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, cho rằng để một mảnh đất vàng bỏ hoang là một sự lãng phí không chỉ với nhà đầu tư mà còn với xã hội. Khi thu hồi dự án và giao cho người khác triển khai, mảnh đất vàng sẽ tạo ra giá trị, tạo thêm công ăn việc làm, tạo nên các dự án đầu tư phát triển mới.

Ông Hiểu cũng cho rằng việc thu hồi đất vàng sẽ tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư, tránh việc đầu cơ đất, gây bức xúc trong dân. Đặc biệt là những vụ việc sau khi đền bù, giải phóng mặt bằng rồi quá chậm đưa vào sử dụng, gây nên bức xúc, người dân cũng hoài nghi chính quyền.

Hiếu Công

News.zing.vn

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Trung tâm mua sắm "mọc lên như nấm" ở ngoại ô Sài Gòn

Tính từ quý III đến cuối năm nay, thị trường mặt bằng bán lẻ Tp.HCM sẽ có thêm cả trăm nghìn m2 sàn thương mại mới đến từ các trung tâm mua sắm nằm ngoài khu trung tâm.

Trong báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản Tp.HCM mà Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam vừa công bố, điểm nhấn của thị trường cuối năm chính là sự bùng nổ các khu mua sắm mới nằm ngoài khu CBD (central busines district - trung tâm), cụ thể là ở các quận ngoại ô.

Chính thức khai trương trong quý III/2018, Vincom Center Landmark 81 (quận Bình Thạnh) giúp thị trường có thêm hơn 46.000m2 sàn bán lẻ. Ngoài ra, nguồn cung mới còn đến từ một trung tâm thương mại khu vực ngoài trung tâm sau khi chuyển đổi công năng.

Theo tính toán của JLL, đến quý III năm nay, Tp.HCM đã có 989.403 m2 nguồn cung trung tâm thương mại, tăng 15,3% theo năm. Trong đó, 80% tổng cung mặt bằng bán lẻ là của các trung tâm mua sắm vùng ngoại ô Sài Gòn. Tỷ lệ này chưa dừng ở đây mà còn có thể tăng thêm trong thời gian tới.

Trong những tháng cuối năm, dự kiến sẽ có thêm một số nguồn cung mới tham gia thị trường và chủ yếu tập trung tại khu vực ngoài trung tâm. Đơn cử như khu thương mại của dự án Estella Place (quận 2), Cộng Hòa Garden (Tân Bình) và TTC Plaza (Bình Thạnh).



Do sự thay đổi về vị trí của loạt khu mua sắm mới, khách thuê cũng có xu hướng dịch chuyển về hướng rìa trung tâm thành phố, nhất là phía Đông Sài Gòn. Cùng với việc gia tăng nguồn cung mới, tỷ lệ mặt bằng thương mại trống cũng có xu hướng tăng theo.

>> Thuê phòng trọ 1 người ở TPHCM

Về giá thuê, toàn thị trường đạt mức trung bình khoảng 46,2 USD/m2/tháng, giảm 0,2% theo quý và 0,7% theo năm. Bên cạnh đó, do một trung tâm thương mại ngoài trung tâm có sự thay đổi về chính sách giá và tái cơ cấu loại hình sản phẩm nên giá thuê khu vực này cũng giảm 0,4% xuống còn 37 USD/m2/tháng.

JLL cho rằng, mặc dù nguồn cung mặt bằng bán lẻ đang bùng nổ cùng với xu hướng ly tâm nhưng các thương hiệu quốc tế hàng đầu và khách thuê có tiềm lực tài chính mạnh vẫn rất ưa chuộng khu vực trung tâm. Do đó, việc nguồn cung tăng mạnh như nói trên sẽ chỉ gia tăng áp lực cạnh tranh cho các khu vực ngoài trung tâm trong thời gian tới.

Báo cáo trên của JLL cũng đưa ra khuyến nghị, cơn lốc thương mại điện tử đã hình thành và đang phát triển mạnh mẽ ở khắp các tỉnh thành (trong đó có Tp.HCM). Để bắt kịp xu hướng này, các dự án bán lẻ tương lai cần tập trung tạo ra những trải nghiệm mua sắm mới. Cụ thể, các trung tâm mua sắm cũng đồng thời phải là điểm đến giao lưu văn hóa, giải trí, trải nghiệm và trưng bày chứ không chỉ là nơi mua sắm đơn thuần như các trung tâm kiểu truyền thống.

(Theo Vnexpress) 

Hải Phòng và Bắc Ninh dẫn đầu nguồn cung đất công nghiệp phía Bắc

Tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê ở miền Bắc trong quý III/2018 có sự tăng trưởng nhẹ so với quý I/2018. Trong đó, Hải Phòng và Bắc Ninh tiếp tục là 2 tỉnh dẫn đầu về nguồn cung thị trường khu công nghiệp Bắc Bộ.

Theo báo cáo mới nhất của JLL, tới quý III/2018, tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê trên toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là 12.260 ha, tăng gần 8% tổng nguồn cung cho thuê so với quý I/2018. Hải Phòng và Bắc Ninh không thay đổi vị trí dẫn đầu về nguồn cung đất công nghiệp, đóng góp 53% tổng nguồn cung. Cụ thể, tổng diện tích đất công nghiệp của Hải Phòng là 5.141 ha, diện tích đất cho thuê đạt 3.744 ha. Tổng diện tích đất công nghiệp Bắc Ninh là 4.835 ha, diện tích đất cho thuê là 2.728ha.

Đáng chú ý, dù tổng diện tích đất công nghiệp và diện tích cho thuê của Hà Nội không lớn, lần lượt là 1.710 ha và 1.313 ha nhưng tỉ lệ lấp đầy lên tới 99%. Đây cũng là tỉ lệ lấp đầy cao nhất ở thị trường khu công nghiệp Bắc Bộ. Tỉ lệ này ở Hải Phòng và Bắc Ninh lần lượt là 63% và 87%. Các tỉnh thành khác như Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc có tổng diện tích đất công nghiệp dao động khoảng từ 1.400-1.700 ha, diện tích đất cho thuê khoảng từ 1.100-1.200 ha, với tỉ lệ lấp đầy dao động từ 80-90%.



Giá thuê đất trung bình trong quý III/2018 đạt 82 USD/m2/thời hạn thuê, tăng gần 9% so với quý I/2018. Trong đó, giá thuê trung bình của Hà Nội tăng đáng kể, đạt tới 137 USD/m2/thời hạn thuê, cao nhất trong số các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc do nguồn cung hạn chế. Giá thuê hàng tháng của nhà xưởng dao động khoảng từ 3 USD-5,7 USD/m2/tháng.

>> Kinh doanh cho thuê phòng trọ tại quận Tân Phú

Theo JLL, cùng với vốn FDI đầu tư mạnh vào Việt Nam, vị trí thuận lợi và hệ thống cảng biển được thiết lập tốt, các tỉnh phía Bắc sẽ tiếp tục gia tăng mạnh nguồn cung trong tương lai. Bắc Ninh và Hải Phòng vẫn được đánh giá là những điểm đến thích hợp nhất cho đầu tư công nghiệp. Trong tương lai, đến năm 2020, dự kiến thị trường phía Bắc sẽ đón khoảng 19.322 ha đất công nghiệp. Nguồn cầu cũng sẽ tiếp tục tăng.

Cả hai loại hình đất công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn/nhà kho sẽ vẫn được chào đón do vốn đầu tư FDI mạnh, chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong đó, nhu cầu từ Trung Quốc dự kiến sẽ tăng mạnh khi cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang, dẫn đến kết quả là các nhà sản xuất Trung Quốc phải tìm kiếm địa điểm mới để sản xuất.

Thúy An

(Theo Enternews.vn) 

Lô thương mại - Mô hình kinh doanh và sở hữu hiệu quả

Lô thương mại tuy xuất hiện trên thị trường Việt Nam chưa lâu nhưng đã tạo nên xu hướng mạnh mẽ và là loại hình kết hợp vừa để ở vừa để khai thác kinh doanh, đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Lô thương mại thường có mặt tại các trung tâm thương mại hay các thành phố lớn và sở hữu nhiều lợi thế. Qua bài viết này hãy cùng tìm hiểu tại sao loại hình bất động sản lô thương mại lại được xem là mô hình kinh doanh và sở hữu hiệu quả tương đối cao trên thị trường hiện nay.

Thứ nhất, lô thương mại thông thường đều sở hữu những vị trí đắc địa. Các khu lô thương mại đều nằm ở tầng trệt của các khu căn hộ lớn, tọa lạc trên mặt tiền các trục đường chính, rất thuận tiện để buôn bán kinh doanh cho cả cư dân hiện hữu đang sinh sống tại khu căn hộ đến những khu vực dân cư gần đó. Đây là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc khai thác kinh doanh hoặc cho thuê lô thương mại tốt.

Thứ hai, lô thương mại là những sản phẩm có giá trị cao. Chính vì những căn mặt tiền tầng trệt có vị trí đẹp như đã nói ở trên có số lượng không cao, chỉ chiếm từ 3 – 10% tổng số lượng căn hộ, không thể đáp ứng hết nhu cầu của thị trường do đó càng trở nên khan hiếm.

Thứ ba, thiết kế của các khu nhà phố thương mại lô thương mại đều được xây dựng từ 2 tầng tách biệt trở lên, phục vụ tối đa nhu cầu khai thác kinh doanh. Tại đây, chủ sở hữu có thể cho thuê mặt bằng tầng 1 để mở cửa hàng, sử dụng tầng 2 để cho thuê làm văn phòng công ty hoặc chức năng khác… đem lại nguồn lợi nhuận lớn và ổn định hàng năm.

Vì thế, với những lợi điểm về điều kiện sống, khả năng sinh lời, tính thanh khoản và ổn định cao, lô thương mại đang là loại hình bất động sản hút khách và là mô hình vừa kinh doanh vừa sở hữu hiệu quả.

Lô thương mại Viva Riverside – cam kết lợi nhuận từ 10 - 20%



Năm 2016, dự án căn hộ cao cấp mang tên Viva Riverside được Công ty CP Thương Mại Địa Ốc Việt (Vietcomreal) chính thức ra mắt thị trường bất động sản Tp.HCM. Dự án có quy mô 7.466m2, 25 tầng, 78 lô thương mại, 567 căn hộ cao cấp với hơn 3.000 cư dân sinh sống. Khu căn hộ cao cấp kiểu mẫu là nơi an cư lý tưởng để ở và kinh doanh với 78 lô thương mại được thiết kế thông minh và hiện đại, diện tích đa dạng từ 16m2 - 360m2, nằm ngay tầng trệt của 3 mặt tiền đường Võ Văn Kiệt - đường 61 - đường Gia Phú thông thoáng rộng, thuận lợi cho việc kinh doanh.

>> Kinh nghiệm thuê phòng trọ tại Dĩ An Bình Dương

Dự án này nằm trong khu vực kinh doanh, buôn bán sầm uất nhất của người Hoa tại Tp.HCM, cách khu vực Chợ Lớn chỉ vài phút và có tuyến Kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - con kênh chạy suốt trục đường. Đặc biệt, từ ngày 01/01/2019, chủ đầu tư cam kết lợi nhuận từ 10 - 20% khi các nhà đầu tư sở hữu nhà phố liền kề, lô thương mại. Đây là một lợi thế mà các nhà đầu tư bán lẻ cho rằng chỉ có ở dự án VivaRiverside.

Hiện 1 lô thương mại của dự án này có giá bán từ 1,8 tỷ đồng, diện tích 20m2, được kinh doanh và phục vụ cho 567 căn hộ với hơn 3.000 dân có sẵn chưa kể cư dân các khu vực lân cận cũng di chuyển về đây để tham quan, mua sắm vì dự án Viva Riverside tọa lạc tại vị trí đắc địa, nơi tập trung khu đô thị sẩm uất và có văn hóa giao thương mua bán lớn mạnh.

Hơn nữa, trên tuyến đường Võ Văn Kiệt hiện chỉ có duy nhất lô thương mại của dự án Viva Riverside. Đặc biệt, khác với sạp chợ truyền thống, các lô thương mại đều được chủ đầu tư cấp sổ hồng, được xem như một tài sản cố định cho tiểu thương, giúp họ thế chấp ngân hàng hoặc tự mở rộng các cơ hội kinh doanh khi cần thiết.

Tới nay, dự án đã bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến bàn giao nhà cho khách hàng vào tháng 12/2018. Sở dĩ có sự chăm chút và kỹ lưỡng trong khâu thi công xây dựng dự án là vì chủ đầu tư chú trọng đến công tác an ninh và phòng cháy chữa cháy. Tất cả các thiết bị đều được sử dụng công nghệ hiện đại nhất và đạt tiêu chuẩn trước khi đưa vào sử dụng và định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng liên tục. Theo thiết kế, lô thương mại được trang bị nguồn máy phát điện dự phòng công suất lớn, có thể đáp ứng nguồn điện 24/24 ngay cả khi mất điện cục bộ toàn thành phố, hệ thống máy lạnh toàn khu vực buôn bán đảm bảo cho việc kinh doanh của chủ doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.

Tọa lạc tại khu trung tâm Chợ lớn với lợi thế vị trí địa lý từ giao thông cho tới kinh doanh mua bán… Viva Riverside - dự án trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp là nơi lý tưởng để an cư và xứng đáng đề đầu tư.

(Theo Vietcomreal) 

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

‘Xây nhà hát phải đảm bảo quyền lợi dân Thủ Thiêm’

“Việc xây nhà hát giao hưởng cần tiến hành đồng bộ với những công trình dân sinh khác và phải giải quyết thấu đáo quyền lợi của người dân Thủ Thiêm” - đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa.

“Trước khi trả lời câu hỏi có cần xây dựng nhà hát giao hưởng , nhạc và vũ kịch ở TP.HCM không, theo tôi phải trả lời câu hỏi: Đất nước gần 100 triệu dân này, TP hơn 10 triệu dân này có cần đến nhạc giao hưởng, nhạc kịch và vũ kịch không, nói chung là có cần âm nhạc cổ điển không?” - đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trương Trọng Nghĩa (ảnh) đặt vấn đề.

“Sài Gòn mới” Thủ Thiêm và nhà hát

.Phóng viên: Thưa ông, theo quan điểm cá nhân ông, việc xây dựng nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch tại TP.HCM có cần thiết? 

ĐB Trương Trọng Nghĩa: Quan điểm của tôi là cần! Âm nhạc cổ điển phương Tây đã du nhập vào nước ta gần 100 năm nay và đã trở thành nhu cầu của một bộ phận dân chúng. Do đặc tính, đặc thù của nó, âm nhạc cổ điển không phổ biến như nhạc nhẹ hay các loại dân ca, muốn thưởng thức thì phải có kiến thức âm nhạc, chí ít cũng phải tập làm quen. Nhưng âm nhạc cổ điển đã góp phần giáo dục thị hiếu thẩm mỹ nghiêm túc, nâng cao trình độ văn hóa của công chúng, nhất là lớp trẻ. Chính vì vậy, đội ngũ âm nhạc cổ điển luôn được các quốc gia chú ý đào tạo và xây dựng, dù phải đầu tư dài hơi (hàng chục năm), công phu, tốn kém, thậm chí phải bù lỗ dài hạn. Ở miền Bắc, ngay sau chiến tranh, từ năm 1955, Nhà nước đã đưa người đi đào tạo âm nhạc cổ điển cả về chỉ huy, sáng tác và biểu diễn, cả giao hưởng (symphony), nhạc kịch (musical), thính phòng (opera), vũ kịch (ballet)…

Âm nhạc cổ điển thường được biểu diễn với những dàn nhạc quy mô lớn (hàng trăm nhạc công, nhiều loại nhạc cụ) hoặc kết hợp giữa dàn nhạc và các nghệ sĩ múa ballet hay hát opera, mang tính phức hợp rất cao. Để đạt hiệu ứng đầy đủ, âm nhạc cổ điển đòi hỏi phải được tập luyện, biểu diễn và thưởng thức trong những phòng hòa nhạc hay sân khấu đạt chuẩn, được xây dựng với kiến trúc và kỹ thuật đặc thù. Chỉ nói riêng về quy mô, vở nhạc kịch Miss Saigon ở Nhà hát Broadway, New York (Mỹ) có cảnh nguyên chiếc trực thăng đáp trên sân khấu! Muốn phát triển âm nhạc cổ điển thì bắt buộc phải xây nhà hát với kỹ thuật và quy mô phù hợp với các loại hình nghệ thuật này.

Việc chọn Thủ Thiêm để xây nhà hát giao hưởng theo ông có phù hợp với tổng thể quy hoạch của TP.HCM?

Thủ Thiêm, theo tôi biết, được Chính phủ và lãnh đạo TP.HCM quy hoạch từ giữa những năm 1990 như là một tiểu đô thị mới, hiện đại với những trung tâm hành chính, tài chính, thương mại, nhà ở cao cấp, có hơn 200.000 dân, ngang tầm với các đô thị lớn của Đông Nam Á. Theo quy hoạch nguyên thủy, Thủ Thiêm sẽ là một Sài Gòn mới; cùng với đô thị hiện hữu với các giá trị di sản được bảo tồn, nó sẽ tạo thành một TP văn minh, hiện đại, một “hòn ngọc Viễn Đông” mới đàng hoàng và to đẹp hơn.

Một tiểu đô thị như vậy không thể không dành đất và không gian cho một công trình văn hóa như Nhà hát Esplanade (Sầu Riêng) của Singapore hay Nhà hát Opera (Con Sò) của Sydney, Úc. Xin nói rõ hơn, tiếng là nhà hát giao hưởng, nhạc kịch nhưng đó là một trung tâm nghệ thuật đa chức năng gồm nhiều phòng hòa nhạc, sân khấu, rạp chiếu phim, phòng trưng bày mỹ thuật, thư viện và nhiều tiện nghi giải trí, văn hóa khác… Nhà hát Con Sò (xây trên 1,8 ha, trên 5.700 chỗ ngồi) là điểm du lịch nổi tiếng của Úc, mỗi năm có hơn 8 triệu người đến thăm và hơn 350.000 người mua vé tour tham quan nhà hát.

Một nhà hát giao hưởng, nhạc, vũ kịch như vậy cũng là mục tiêu phấn đấu của TP.HCM. Và nếu đặt tại tiểu đô thị Thủ Thiêm như đã từng được quy hoạch (chứ không phải Thủ Thiêm như hiện nay) là rất hợp lý. Nếu chúng ta vẫn giữ và quyết tâm thực hiện khu đô thị (KĐT) mới Thủ Thiêm đúng với quy hoạch đã từng được đề ra thì theo tôi, ngoài Thủ Thiêm không còn chỗ nào hợp lý hơn cho công trình này.

Chuyện nào ra chuyện đó

. Nhưng thưa ông, có ý kiến cho rằng chọn Thủ Thiêm để xây nhà hát có vẻ rất “nhạy cảm”, bởi đến nay việc giải quyết bồi thường cho dân ở đây vẫn chưa ổn thỏa, “thấu lý đạt tình”?

+ Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch là dự án đòi hỏi nhiều thời gian, kinh phí. Nhà hát Con Sò xây trong 14 năm, tốn 927 triệu đôla Úc (tính theo thời giá năm 2016); Nhà hát Esplanade ở Singapore xây trong sáu năm, tốn 600 triệu đôla Singapore (theo thời giá năm 2002). Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch ở TP.HCM phải được quy hoạch và triển khai đồng bộ với quy hoạch chung của KĐT mới Thủ Thiêm, bởi không phải xây ngày một ngày hai là xong như các dự án tại quận 8.

Hiện nay, Thanh tra Chính phủ vừa công bố báo cáo thanh tra Thủ Thiêm, cho thấy nhiều tồn tại cần phải giải quyết, nhất là đối với những hộ dân bị thiệt hại, thiệt thòi do những sai lầm, khuyết điểm của một số cán bộ, công chức TP trong hơn 20 năm qua. Những sai phạm ấy đã gây ra nhiều đau khổ, oan ức cho người dân suốt thời gian dài nên cần phải nhanh chóng làm rõ và xử lý nghiêm. Đặc biệt, cần tránh sự che đậy những điều không tốt ẩn chứa đằng sau việc đề xuất xây dựng nhà hát.

Chính quyền TP cũng đã xác định sẽ ưu tiên và tập trung giải quyết thật cơ bản những khó khăn, thiệt hại của người dân, đồng thời nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc, trở ngại để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, phát triển Thủ Thiêm, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Vậy thì việc xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm có ổn không, thưa ông?

Những điều nói trên không thể là cản trở cho việc xây dựng một công trình văn hóa có chất lượng cao và có ý nghĩa lâu dài như dự án nhà hát mà chúng ta đang nói tới. Và như đã nói, nó hoàn toàn phù hợp với quy hoạch tổng thể của KĐT mới Thủ Thiêm. Nhất là nhà hát đó khi được thiết kế hợp lý khán phòng bên trong và không gian bên ngoài, như Nhà hát Esplanade của Singapore chẳng hạn, thì các loại hình nghệ thuật khác như nhạc nhẹ, kịch nói, cải lương, dàn nhạc dân tộc quy mô khác nhau… vẫn có thể biểu diễn tốt tại đó.

Như vậy, công năng biểu diễn của nhà hát sẽ được khai thác tối đa, chưa kể các công năng khác như khu biểu diễn ngoài trời cho dàn nhạc, triển lãm nghệ thuật tạo hình, múa rối nước...

Bánh mì và hoa hồng

Có ý kiến lo ngại rằng không thể lội nước trong một đoạn ngập, chen chúc trong kẹt xe... để đến nghe hòa nhạc, ông nghĩ sao?

Tất nhiên việc quy hoạch và xây dựng nhà hát giao hưởng cần tiến hành đồng bộ với những dự án, công trình khác nhưng cũng không nên chậm trễ hơn, vì chúng ta đã quá chậm rồi.

Nói nôm na, đúng là không thể lội nước và ướt như chuột để vào nhà hát xem ballet, cũng không thể nghe nhạc giao hưởng trong mùi rác hôi thối! Giao thông ách tắc, ngập nước, ô nhiễm không khí, mức sống một bộ phận nhân dân còn thấp, giáo dục và y tế bất cập, quá tải… sẽ là những cản ngại đáng kể cho việc nâng cao thị hiếu và thưởng thức nghệ thuật của người dân. TP sẽ phải thực hiện đồng bộ những vấn đề này - xây nhà hát song song với giải quyết các vấn đề dân sinh cấp bách. Nhưng nhà nghèo không có nghĩa là không cần ngắm hoa!

Xin cám ơn ông.

Theo QUỲNH TRANG

Pháp Luật TPHCM

Thanh tra toàn diện 7 dự án của một doanh nghiệp địa ốc "bí ẩn" tại TP.HCM

Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản số 10585/VP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đề nghị thanh tra toàn diện tất cả các dự án của Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Phi Long trên địa bàn TP.

Ông Trần Vĩnh Tuyến yêu cầu Thanh tra TP.HCM và một số sở ngành liên quan thanh tra toàn diện các dự án do Công ty Phi Long triển khai tại TP.HCM. Nếu phát hiện vi phạm, báo cáo UBND TP.HCM xem xét, ra quyết định hủy bỏ quyết định giao đất cho công ty này.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM cho biết, hiện tại Công ty Phi Long có 7 dự án đang triển khai tại TP.HCM. Hầu hết các dự án của công ty này đều triển khai rất chậm, chưa hoàn thành khâu bồi thường giải phóng mặt bằng, không thực hiện thủ tục chỉnh lý biến động các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đã bồi thường thuộc dự án, chậm đầu tư cơ sở hạ tầng.

Một số dự án sai phạm đã có kết luận thanh tra nhưng chủ đầu tư không khắc phục. Công ty Phi Long liên tục đổi tên, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển trụ sở, có dấu hiệu trốn tránh khi được cơ quan chức năng yêu cầu kiểm tra năng lực tài chính.



Theo tìm hiểu, Công ty Phi Long là chủ đầu tư dự án Khu đô thị thương mại Nam - Nam Sài Gòn. Dự án này được UBND TP.HCM ra Quyết định số 3104/QĐ-UB ngày 30/6/2004 thu hồi hơn 19ha đất tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh và giao cho Công ty TNHH Đầu tư, nay đổi tên thành Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Phi Long để triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư xây dựng khu nhà ở quận 10.

Đã 14 năm trôi quan nhưng đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong quá trình triển khai dự án, chủ đầu tư liên tục thay đổi người đại diện pháp luật, chuyển trụ sở từ TP.HCM về tỉnh Tây Ninh.

Công ty Phi Long cũng bị tố cáo hành vi lừa đảo về việc tự đo đạc, lập bản đồ quy hoạch phân lô tổng thể, không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để kêu gọi hợp tác đầu tư.

Đối với việc san lấp thực hiện dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chủ đầu tư tự tiến hành san lấp và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án. Trong đó, có hai căn nhà và san lấp rạch trái phép, vi phạm về quản lý sử dụng đất và đầu tư xây dựng. Trụ sở của Công ty Phi Long bên trong dự án Khu đô thị thương mại Nam - Nam Sài Gòn cũng là xây dựng trái phép.

Nam Phong

Theo Nhịp sống kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đầu tư dự án nhà máy điện gió hơn 4.000 tỷ đồng

Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Xây dựng Thương mại – Du lịch Công Lý về dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện gió Công Lý tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tại buổi làm việc, Công ty TNHH Xây dựng Thương mại – Du lịch Công lý đề xuất đầu tư xây dựng dự án Nhà máy điện gió Công Lý tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tổng công suất dự án theo đề xuất là 102.6MW, với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng. Diện tích đất sử dụng dự kiến khoảng 1.474,42 ha.

Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng và quản lý một Nhà máy điện độc lập (IPP), sử dụng năng lượng gió để phát điện, hòa vào lưới quốc gia thông qua hợp đồng mua bán điện với EVN. Dự án đi vào hoạt động sẽ cung cấp sản lượng điện hàng năm là 251,7 triệu kWh.



Theo chủ đầu tư, đây là dự án sử dụng năng lượng sạch nhằm góp phần giảm thiểu các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, đẩy mạnh ngành du lịch của tỉnh phát triển mạnh mẽ, tăng thêm nguồn thu ngân sách, góp phần ổn định an ninh năng lượng quốc gia. Tiến độ thực hiện dự án, dự kiến 36 tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư của cấp thẩm quyền.

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh luôn ủng hộ chủ trương cho Công ty TNHH Xây dựng Thương mại – Du lịch Công Lý đầu tư xây dựng dự án Nhà máy điện gió như nêu trên. Sau dự án này giá điện tại các nhà trọ quận 3 đã giảm đáng kể.

Đồng thời, tỉnh giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Giao thông Vận tải và UBND huyện Xuyên Mộc rà soát lại địa điểm đề xuất xây dựng dự án, có ý kiến đóng góp để Nhà đầu tư hoàn chỉnh báo cáo Thường trực UBND tỉnh.

Tỉnh cũng giao Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh văn bản gửi Bộ Công Thương xin bổ sung đề xuất dự án điện gió vào Quy hoạch phát triển của tỉnh và Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia.

Nguyên Minh

Theo Nhịp sống kinh tế

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

Siêu đô thị trục Nhật Tân - Nội Bài (Hà Nội): Đất Đông Anh rục rịch tăng giá?

Dự kiến tháng 10.2018, liên doanh BRG - Sumitomo sẽ khởi công xây dựng Dự án thành phố thông minh hai bên đường Nhật Tân - Nội Bài. Siêu dự án này vừa được trao giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký lên tới 94.349 tỉ đồng. Với kỳ vọng này, giá đất trục Nhật Tân - Nội Bài (Hà Nội) đã rục rịch tăng giá.

Siêu đô thị

Dự án thành phố thông minh vừa được trao giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đầu tư khoảng gần 4,2 tỉ USD tại Hội nghị Đầu tư và Phát triển 17.6 vừa qua. Theo đó, dự án thành phố thông minh được quy hoạch xây dựng tại xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh với vốn đầu tư là 94.349 tỉ đồng (tương đương hơn 4 tỉ USD) do liên doanh Tập đoàn Sumimoto - Nhật Bản và Tập đoàn BRG phát triển.

Theo kế hoạch của chủ đầu tư, siêu dự án này sẽ được khởi công vào tháng 10.2018. Trước đó, BRG thông tin dự án này sẽ được phát triển trong 5 giai đoạn với 5 mô hình liên doanh phát triển cho các giai đoạn, tổng vốn đầu tư 4,138 tỉ USD với quy mô khoảng 271ha. Trong đó, giai đoạn 1 có diện tích hơn 73ha và tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD.

Tập đoàn BRG cũng là chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho toàn bộ diện tích 2.080ha hai bên trục tuyến đường Võ Nguyên Giáp từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài. Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG, lý do BRG lựa chọn dự án là vì niềm đam mê với quy hoạch, xin làm quy hoạch để cống hiến. Bà Nga cũng khẳng định muốn xây dựng thành phố thông minh hiện đại như Singapore.

Điểm đặc biệt của dự án này được chủ tịch BRG tiết lộ là hạ tầng sẽ được đầu tư đồng bộ, kết nối cho cả dự án theo ý tưởng quy hoạch của công ty tư vấn P&T Consultants Pte Ltd (Hồng Kông), tái hiện hình ảnh truyền thống Thăng Long - Hà Nội với ý tưởng chính là “Rồng đón ngọc”, xương sống chính là tuyến đường cao tốc kết nối từ sân bay về trung tâm thành phố, đầu Rồng quay về sông Hồng - hồ Tây. Thành phố thông minh được kết nối giao thông đồng bộ với khung trung tâm lõi, bằng tuyến đường sắt đô thị số 2. Điểm đầu tuyến từ phố Trần Hưng Đạo và điểm cuối là nhà ga chính tại thành phố thông minh.

Giá đất có tăng?



Chỉ trong vòng chưa đầy 7 năm kể từ năm 2010 giá đất Đông Anh đã trải qua 4 giai đoạn Sốt nóng - Đóng băng - Phá băng - Sốt trở lại. Giai đoạn 2010-2011 là thời kỳ “hoàng kim” của đất thổ cư Đông Anh. Chỉ trong vòng 1 năm, nhiều mảnh đất ở Vĩnh Ngọc, Đông Hội, Hải Bối có mức tăng lên tới 80-90%, thậm chí 120%. Ở giai đoạn này, đất thổ cư Đông Anh tăng giá chóng mặt là do cuộc đổ vốn của giới đầu cơ. Chính vì vậy đến năm 2012-2013, khi thị trường BĐS rơi vào khủng hoảng, giao dịch đất thổ cư nơi đây cũng đóng băng. Thế nhưng, 3 năm kế tiếp (từ 2014 đến đầu năm 2017), đất thổ cư Đông Anh chứng kiến 2 đợt tăng giá mới.

Xem thêm: Giá phòng trọ quận 5 2018

Đợt tăng giá thứ nhất vào giai đoạn 2014-2015 khi hàng loạt công trình giao thông quan trọng ở Đông Anh đi vào vận hành như: Cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù chính thức thông xe, nhà ga T2, tuyến đường 5 kéo dài được hoàn thiện. Tuy nhiên, ở giai đoạn này do vẫn bị ảnh hưởng nặng nề từ cơn khủng hoảng nhà đất trước đó giá đất thổ cư tại Đông Anh chỉ tăng nhẹ ở mức 3-7 triệu đồng/m2, tương đương 10-15%. Những lô đất mặt tiền đoạn lên cầu Nhật Tân có giá đắt nhất lên tới 60-70 triệu đồng/m2. Đất trong ngõ rộng lớn ở Vĩnh Ngọc, Đông Hội, được chào giá từ 20-30 triệu đồng/m2. Thị trường lúc này vẫn chưa thật sự nóng sốt.

Phải đến năm 2016 khi Hà Nội chính thức công bố Đồ án Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài giá đất Đông Anh mới thực sự “nhảy múa”. Những quy hoạch mang tầm chiến lược như đồ án Quy hoạch đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 khu vực bắc sông Hồng trở thành Trung tâm hành chính thương mại giao dịch quốc tế, trục Nhật Tân - Nội Bài là động lực chính phát triển đô thị bắc sông Hồng... bắt đầu tạo sóng cho đất nền Đông Anh.

Đặc biệt, khi dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia lớn nhất Châu Á của Vingroup tại xã Đông Hội chính thức được khởi công cuối năm 2016 đã khiến giá đất tại những xã xung quanh như: Tiên Dương, Nguyên Khê, Vĩnh Ngọc... đồng loạt leo thang. Giá đất tăng đến 30% thậm chí có những mảnh bị đẩy giá lên đến 80%.

Hiện nay, giá đất tăng chóng mặt khiến một người dân sống tại khu vực này ngạc nhiên. “Giá tăng nhanh quá, người mua tranh nhau, phòng tài nguyên môi trường của huyện Đông Anh người chật cứng như nêm. Giá đất ở Đông Hội có những lúc chỉ trong vòng 1 tháng đã tăng đến 50%, mặt đường Đông Hội gần đường lớn ven cầu Nhật Tân có giá lên đến 40 triệu đồng/m2. Đất ở Vĩnh Ngọc có lô hồi đầu năm rao bán 25 -30 triệu/m2 mà giờ giá đã tăng lên đến 34-40 triệu/m2” - anh Hùng - GĐ sàn môi giới BĐS tại thị trấn Đông Anh - nói.

Theo Thông Chí

Lao động

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), trong 7 tháng qua, kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong các lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 5,6 tỷ USD, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), trong 7 tháng qua, kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong các lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 5,6 tỷ USD, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.



Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam, cho rằng nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang ở thị trường bất động sản trong 6 tháng đầu năm nay khá tốt. Một số giao dịch đáng kể có thể kể đến như nhà đầu tư nhật Sumitomo đã được chấp thuận đầu tư một dự án lên đến 4 tỉ USD tại khu vực Nhật Tân, Hà Nội. Tại TP.HCM cũng có một loạt giao dịch giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị giao dịch mua bán giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước lên đến 929 triệu USD, trong khi cả năm 2017 là 1,5 tỉ USD.

“Con số chứng minh rằng, sự quan tâm của các nhà đầu tư đến thị trường Việt Nam là rất vững chắc”, bà Dung nói và dự báo các tháng cuối năm 2018 thị trường sẽ đón nhận dòng vốn tương tự như vậy.

Ngoài lĩnh vực bất động sản, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đạt 9,63 tỉ USD, chiếm 41,95% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,69 tỉ USD, chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tính chung trong 7 tháng năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 22,94 tỉ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, có 1.656 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 13,2 tỉ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2017 và có 627 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 4,95 tỉ USD, bằng 84,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Cũng trong 7 tháng năm 2018, cả nước có 3.331 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp gần 4,79 tỉ USD, tăng 53,3% so với cùng kỳ 2017.

Theo đối tác đầu tư, 96 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản đứng thứ nhất với tổng vốn đầu tư 6,88 tỉ USD, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,46 tỉ USD, chiếm 23,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Tính đến ngày 20/7/2018, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 9,85 tỉ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017.

>> Địa chỉ cho thuê nhà trọ quận 6 dành cho sinh viên

Diệu Trang

Cafeland.vn

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Những năm gần đây, thị trường bất động sản Việt Nam nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Tùy theo sự phù hợp về văn hóa, nhu cầu mà mỗi nhóm nhà đầu tư của từng quốc gia lại có sự quan tâm đến từng loại hình bất động sản không giống nhau.

Lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam đang là một trong những thị trường thuộc nhóm dẫn đầu các ngành kinh tế về doanh thu. Điều này được xem là yếu tố tạo nên sức hút mạnh nguồn vốn ngoại vào thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam đã dần cởi mở hơn, khiến sức hấp dẫn của lĩnh vực bất động sản đối với nhà đầu tư ngoại cũng được gia tăng.

Xem thêm:  Thuê nhà trọ Thủ Đức giá rẻ dành cho người đi làm

Giám đốc bộ phận kinh doanh nhà của một công ty nghiên cứu thị trường và tư vấn bất động sản tại TP.HCM nhận định, việc cho người nước ngoài mua nhà sau khi nhập cảnh được kỳ vọng tạo ra yếu tố thuận lợi để thu hút, kích thích phát triển nhiều loại hình bất động sản như đầu tư, du lịch, dịch vụ. Điều này có lợi cho cả nền kinh tế, phù hợp thông lệ quốc tế và là một hình thức “xuất khẩu” bất động sản tại chỗ hiệu quả.

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, 6 tháng đầu năm 2018, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đạt 5,54 tỉ USD, chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.



Trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, Nhật Bản đứng vị trí dẫn đầu với tổng vốn đầu tư là 6,47 tỉ USD. Nếu như những năm trước, nhóm nhà đầu tư Nhật Bản không mấy quan tâm đến bất động sản thì nay họ đang gia tăng đầu tư vào thị trường này.

Chẳng hạn như dự án thành phố thông minh tại xã Hải Bối và Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) do một doanh nghiệp Nhật Bản phối hợp cùng với đối tác Việt Nam đầu tư xây dựng. Dự án có tổng vốn đầu tư 4,138 tỉ USD, dự kiến sẽ được khởi công vào tháng 9/2018. Đây được xem là một trong những dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất nửa đầu năm 2018.

Các nhà đầu tư Nhật Bản cũng thể hiện sự quan tâm đối với loại hình văn phòng khi một doanh nghiệp của nước này đã công bố mua 24% cổ phần cao ốc Sun Wah Tower ngay trung tâm quận 1, TP.HCM.

Hay như đầu năm nay, Tập đoàn MIKazuki (Nhật Bản) cũng đã công bố kế hoạch đầu tư hơn 100 triệu USD vào một dự án du lịch tại Đà Nẵng.

Trước đó, thị trường bất động sản Việt Nam cũng ghi nhận dấu ấn của nhà đầu tư Nhật Bản sau những cú bắt tay với nhiều đại gia địa ốc trong nước để phát triển nhiều dự án khu dân cư, khách sạn, nghỉ dưỡng tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam, như Nam Long, Phúc Khang, BRG, Hòa Bình...

Một người trong ngành cho biết, hiện nay các nhà đầu tư Nhật quan tâm nhiều đến việc mua các bất động sản đã hoàn thành tại trung tâm thành phố. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư cũng thay đổi “khẩu vị”, không chỉ tập trung vào thị trường Hà Nội mà chuyển sang Hải Phòng, Bắc Ninh. Bất động sản họ hướng tới vẫn là các phân khúc như căn hộ để bán, căn hộ dịch vụ.

Cùng với Nhật Bản, thời gian qua các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore... cũng thể hiện sự quan tâm với bất động sản Việt Nam.

Xu hướng nhà đầu tư là người nước ngoài đã xuất hiện rõ vài năm trở lại đây. Minh chứng rõ nhất là tại thị trường các địa phương ven biển như Đà Nẵng, Huế... đã có nhà đầu tư Hồng Kông, Singapore quan tâm và quyết định đầu tư.



Thực tế cho thấy, thị trường Hà Nội ghi nhận sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư Hàn Quốc. FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam đang tăng cao, thuộc top đầu trong những quốc gia đầu tư vào Việt Nam.

Những người trong ngành cho rằng, ở các thị trường ven biển như Đà Nẵng, Phú Quốc, phân khúc được các nhà đầu tư nước ngoài yêu thích là bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng vì doanh thu hấp dẫn. Trong khi đó, ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, các thương hiệu khách sạn quốc tế, căn hộ dịch vụ là mục tiêu mà nhóm nhà đầu tư này hướng tới.

Riêng loại hình chung cư của Việt Nam, giới kinh doanh địa ốc nhận định, mặc dù chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam đã khá thông thoáng, tuy nhiên vẫn còn một số trở ngại về giới hạn số lượng căn hộ, khu vực... nên phân khúc này vẫn chưa thực sự thu hút được nhà đầu tư ngoại.

Giám đốc một công ty nghiên cứu thị trường cho biết, trong những năm qua, mặt bằng giá bất động sản Việt Nam so với hầu hết các thành phố khác ở châu Á được cho là khá hấp dẫn, khả năng sinh lời cũng đang ở mức tốt, nhất là với một số dự án mà các nhà đầu tư lựa chọn kỹ thì vẫn có thể đạt khả năng sinh lời cao. Đó là lý do Việt Nam thu hút được nhiều nhà đầu tư ngoại.

Vị này cho biết, nếu như tại Hồng Kông, Singapore, hay Hàn Quốc, người ta cầm 1-1,5 triệu USD để mua một căn nhà thì với số tiền đó họ sang Việt Nam có thể mua được vài sản phẩm bất động sản khác có khả năng sinh lời cao hơn. Việt Nam bắt đầu là một thị trường mà ở đó những người nước ngoài đã có thể giao dịch được.

Tâm An

Cafeland.vn