Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

Kinh nghiệm mua nhà hẻm xe hơi quận Bình Thạnh sống yên tĩnh

Thị trường nhà đất ngày càng trở nên đắt đỏ hơn trong những năm gần đây, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.hcm. Vì vậy không phải gia đình nào cũng đủ khả năng để mua một ngôi nhà ở mặt đường rộng, thông thoáng để kinh doanh. Sau đây là những chia sẻ về kinh nghiệm mua nhà hẻm xe hơi quận Bình Thạnh, sẽ là hành trang bổ ích trước khi bạn quyết định tìm mua.

Nhà trong hẻm cũng có những mặt lợi nhưng tồn tại song song có thể xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn nếu bạn không chọn lựa kỹ. Bạn sẽ có không gian yên tĩnh hơn, ít xe cộ qua lại nhưng nếu gia đình bạn sở hữu xe hơi thì đường trong hẻm như thế nào là cả một vấn đề cần lưu ý.

Đặc điểm nhà trong hẻm tại Quận Bình Thạnh

Việc lưu thông trong hẻm xe hơi đối với xe máy đã là một điều tương đối bất tiện, vậy xe hơi thì cả một chướng ngại tương đối khó khăn nếu bạn sở hữu nhà trong hẻm nhỏ. Khó khăn trong quá trình xây dựng, pháp lý tương đối phức tạp, khó đạt mức phong thủy tốt cho gia chủ… những vấn đề này bạn cần lưu ý.

Bình Thạnh là một Quận có nhiều trục đường chính kết nối giữa các quận khác, có rất nhiều hẻm nhỏ yên tĩnh. Là lựa chọn của nhiều gia đình bởi khu vực này là nơi giao thương, lưu chuyển đông đúc với bến xe miền đông.

Hiện tại khu vực này này hầu như không còn đất theo dạng quy hoạch, đất nền mà đa số đã được xây dựng nhà. Vì vậy, khi bạn muốn sống tại đây thì chỉ có thể mua lại nhà trong sau đường lộ.

>> Bán nhà Bình Thạnh dưới 3 tỷ

Kiểm tra tính pháp lý khi mua nhà hẻm ô tô tại Quận Bình Thạnh

Công việc đầu tiên bạn phải làm là kiểm tra tính pháp lý của ngôi nhà bạn muốn mua có đầy đủ hay không, có bị làm giả hay nhiều người đứng tên trên cùng một ngôi nhà hay không.

Cần có những người có chuyên môn trong lĩnh vực nhà đất đi cùng để xác minh một số giấy tờ liên quan có bị làm giả hay không. Đề nghị chủ nhà cho xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên lai nộp thuế trước bạ, bản vẽ hiện trạng của ngôi nhà.

hi bạn mua nhà hẻm ô tô tại Quận Bình Thạnh thì phải kiểm tra giấy tờ tùy thân của người bán nhà, giấy chứng minh nhân dân có thời hạn cấp trong 3-5 năm cho đến ngày kiểm tra, sổ hộ khẩu, giấy kết hôn… mặc dù tương đối phức tạp nhưng để đảm bảo rằng quá trình mua nhà không xảy ra những vấn đề ngoài ý muốn liên quan đến pháp lý ngôi nhà mà bạn muốn mua.

Bình Thạnh là nơi có nhiều không gian yên tĩnh nhưng cũng tồn tại tình hình an ninh tương đối phức tạp, do đây là nơi giao thương, mật độ dân số lớn nên việc mua bán nhà cần phải có sự cẩn trọng tuyệt đối.

https://timnhatot.com.vn/tim-kiem/ban-nha-rieng-quan-binh-thanh-ho-chi-minh-dc_SG_66?loainhadat=2

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

BĐS Mỹ: Giá nhà đất tăng trưởng ổn định

Thống kê báo cáo gần đây về thị trường BĐS Mỹ tháng 4/2019 của Redfin cho thấy giá bán nhà đất tại Mỹ tăng trưởng ổn định …

Báo cáo nêu rõ, theo kết quả khảo sát tại 85 đô thị ở Mỹ của Redfin cho thấy, trung bình trong tháng 4/2019 giá bán nhà ở tại Mỹ đạt 307.600 USD tăng 2,8%. So với năm ngoái con số này không cao ( 2018 mức tăng trưởng từ 7% - 9%), tuy nhiên 2,8% cũng là mức tăng trưởng biểu hiện sự ổn định. Con số này khá khiêm tốn nhưng cũng đánh dấu mức độ tăng trưởng về giá trở lại.

Chuyên gia kinh tế đến từ Redfin cho rằng, giá nhà ở tại Mỹ trong tháng 4 tăng là dấu hiệu về thị trường khởi sắc. Mặc dù giá nhà đang tăng trở lại nhưng lãi suất vay thế chấp vẫn được duy trì ở mức thấp hơn so với năm ngoái, nhiều dự báo cho rằng sẽ không tăng đáng kể trong năm nay.

BĐS Mỹ: Giá nhà đất tăng trưởng ổn định

Nhiều đô thị trong danh sách 85 điểm khảo sát ghi nhận sự thay đổi đáng kể về lượng giao dịch nhà đất trong tháng 4 vừa qua. Trong đó điển hình là thành phố Columbus thuộc tiểu bang Ohio đứng đầu danh sách về lượng tăng trưởng giao dịch với 22,9%. Tiếp đến phải kể tới Greenville thuộc bang nam California với mức tăng trưởng 14,5%. Orleans thuộc tiểu bang Louisiana tăng 12,1%. Tuy nhiên thành phố Philadelphia thuộc bang Pennsylvania ghi nhận mức doanh số giảm so với năm ngoái 16,6%.

Xem thêm: https://timnhatot.com.vn/tim-kiem/ban-nha-rieng-quan-binh-thanh-ho-chi-minh-dc_SG_66?loainhadat=2&gia=2000,3000

Tăng trưởng về giá bán ghi nhận mức cao nhất là Camden thuộc bang New Jersey so với tháng 4/2018 mức giá bán trung bình tại đây tăng 20% ở mức 192.000 USD. Đứng ở vị trí thứ 2 về xếp hạng này là Birmingham thuộc bang Alabama với 13,2%.

Về lượng hàng tồn kho, tại các thành phố ở Mỹ lượng hàng tồn khi đang ở mức khá cao cho thấy nhu cầu nhà ở tại đây đang sụt giảm. Lượng tin đăng bán nhà tại San Jose bang California tăng 68% so với năm 2018. Ở Seattle tăng 57% và Salt Lake City tăng 45%.

Thị trường nhà đất Hà Nội luôn có độ trễ hơn TP HCM?

nhà đất hà nội 



Đánh giá từ CBRE cho rằng thị trường nhà đất Hà Nội chưa bao giờ đuổi kịp với thị trường TP HCM đặc biệt tại phân khúc nhà ở. Thị trường Hà Nội luôn có độ trễ khoảng 2 năm đến 3 năm so với thị trường TP HCM …

Tin xem thêm: Nhà bán quận bình thạnh duoi 1 ty

Nhận định được rút ra trong hội thảo cơ hội dành cho những nhà đầu tư cá nhân do CBRE tổ chức tại TP HCM. Theo phó giám đốc bộ phận tiếp thị dự án nhà ở - ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, xu hướng của nhà đầu tư phía bắc “Nam tiến” ngày càng gia tăng.

Bằng nhiều năm kinh nghiệm với ngành bất động sản nhà đất Hà Nội, ông Kiệt cho rằng, đứng ở khía cạnh của người bán thì thị trường phía Nam có chính sách và nhiều yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao tiềm năng tăng giá khi phát triển các sản phẩm bất động sản tại phía Nam hơn. Với nhà đầu tư, hầu hết họ không có ý định mua nhà chỉ để ở mà luôn tìm hiểu yếu tố tác động tới khả năng tăng giá tốt nhất để bán hoặc cho thuê.

Theo quan sát thực tế trên thị trường cho thấy, khu vực phía Đông Sài Gòn đang là một trong những khu vực có tiềm năng tăng giá tốt nhờ sự phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng. Bởi vậy chủ đầu tư phía Bắc sẽ chủ động Nam tiến để bắt kịp nhịp độ của thị trường do thị trường phía bắc đang phải đối mặt với bài toán tìm quỹ đất …

Cùng quan điểm, giám đốc cấp cao CBRE bà Dương Thùy Dung khẳng định, thị trường nhà ở Hà Nội chưa bao giờ theo kịp thành phố HCM ở phân khúc nhà ở, lúc nào cũng có độ trễ khoảng từ 2 đến 3 năm. Những dự án chung cư cao cấp xuất hiện lần đầu tại TPHCM khoảng năm 2005 thì sau 3 năm sau mới xuất hiện tại thị trường HN.

Bà Dung phân tích, một dự án chất lượng tại vị trí tương tự nhau nhưng ở Hà Nội lại có giá bán cao hơn so với TP HCM. Nguyên nhân sự chênh lệch giá trên là do giá đất ở Hà Nội  như nhu cầu bán nhà cầu giấy giá 2 tỷ cao hơn trong khi nguồn cung dự án lại không nhiều nên có ít sự cạnh tranh.

Chất lượng sản phẩm nhà ở tại khu vực phía Nam với sự tham gia đầu tư của người nước ngoài có phần đa dạng

Giám đốc cấp cao CBRE cũng giải thích nguyên nhân nhà đầu tư phía bắc nam tiến ngày càng nhiều, với người mua nhu cầu ở cả 2 thị trường là tương tự nhau. Tuy nhiên với nhà đầu tư, khu vực thành phố hCM có tiềm năng tăng giá cao hơn so với thị trường nhà đất Hà Nội rất nhiều. Tại phân khúc đầu tư cho thuê, tỷ suất lợi nhuận cho thuê ở thành phố HCM đạt mức khá khoảng 6% đến 7%/năm do giá bất động sản không quá cao trong khi nhu cầu luôn ở mức lớn.

Số lượng người lao động và người nước ngoài sinh sống và làm việc tại TP HCM cao hơn nhiều so với khu vực phía bắc.

Nhìn thẳng thắn vào thực tế cũng có thể thấy rằng, chất lượng sản phẩm nhà ở tại khu vực phía Nam với sự tham gia đầu tư của người nước ngoài có phần đa dạng, chất lượng đảm bảo hơn so với thị trường phía Bắc. Trong khoảng 2 đến 3 năm nữa thị trường nhà đất Hà Nội sẽ dần phát triển như vậy, nhà đầu tư sẽ quay trở về với nguồn tài chính dồi dào hơn
.
Nguồn: https://landber.com/chi-tiet-tin/thi-truong-nha-dat-ha-noi-luon-co-do-tre-hon-tp-hcm.html

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

Thuê nhà đừng bỏ qua 4 lưu ý quan trọng sau đây!

Sau khi đã lựa chọn được ngôi nhà thuê ưng ý bạn đừng quá chủ quan bỏ qua những lưu ý sau đây. Biết đâu bạn sẽ tránh được những rủi ro không đáng có phát sinh khi thuê nhà sau này …

Hợp đồng thuê nhà ở là minh chứng pháp lý của người thuê và chủ nhà. Soạn thảo hợp đồng thuê nhà là bước đầu quan trọng cho quá trình thuê nhà. Tuy nhiên người thuê sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc nắm bắt các thông tin có trong hợp đồng. Trong bài viết này landber.com sẽ chia sẻ tới bạn để hiểu rõ hơn 4 điều bạn cần đặc biệt lưu ý trước khi ký hợp đồng thuê nhà.

Thứ nhất, phòng tránh chủ nhà giả khi thuê nhà

Chú ý kỹ trong hợp đồng thuê nhà để chắc chắn rằng bạn nắm toàn bộ thông tin về chủ nhà (thường ghi trong hợp đồng là bên A). Hãy dành thêm thời gian kiểm tra thêm thông tin tài liệu pháp lý của chủ nhà cho thuê để chứng minh đây là nhà ở thuộc sở hữu của họ. Khi tìm hiểu thông tin từ chủ nhà hãy thể hiện sự khéo léo, nhã nhặn hỏi thông tin, chắc chắn họ sẽ vui vẻ và cung cấp thông tin cần thiết cho bạn.

Người thuê nhà cũng cần xem xét kỹ trong hợp đồng thuê nhà để nắm rõ các điều khoản có liên quan tới: thời hạn cho thuê, ngày bắt đầu và ngày hết hạn thuê, điểm cần lưu ý trước ngày hết hạn cho thuê, có ý định tiếp tục ký hợp đồng gia hạn cho thuê hay không, điều khoản phá vỡ hợp đồng như thế nào?

Thứ 2, kiểm tra sự chênh lệch mệnh giá tiền tệ trong hợp đồng

Sự biến động bất thường của tiền tệ là khác nhau ở mỗi thời điểm. Hầu hết chủ nhà cho thuê sẽ ký hợp đồng thuê nhà bằng tiền USD để tránh ảnh hưởng sự biến động của tiền Việt.

Do đó lời khuyên dành cho người thuê nhà gồm cả người nước ngoài lẫn người Việt Nam, trước khi ký hợp đồng thuê nhà bạn nên đề cập và thống nhất các điều khoản mệnh giá tiền tệ sử dụng khi thanh toán.

>> https://timnhatot.com.vn/tim-kiem/ban-nha-rieng-quan-1-ho-chi-minh-dc_SG_53?loainhadat=2

Thứ 3, tìm hiểu pháp lý nhà cho thuê có thuộc diện tranh chấp hay thế chấp không?

Bên cạnh kiểm tra thông tin chủ cho thuê, các khoản quy định về thanh toán người thuê nên tìm hiểu rõ xem ngôi nhà này có thuộc diện bị thế chấp hay quy hoạch hay không để tính toán việc thuê lâu dài.

Thứ 4, chú ý điều khoản liên quan tới tiền đặt cọc và thủ tục kết thúc hợp đồng

Thông thường chủ nhà khi đồng ý cho thuê thường chỉ chấp nhận cho thuê nhà trong khoảng trên 1 năm. Người thuê cũng sẽ phải đặt cọc tiền thuê từ 1 đến 2 tháng cho chủ nhà rồi mới ký kết. Ngoài ra người thuê cũng nên lưu ý về thủ tục kết thúc hợp đồng để đảm bảo lấy lại được tiền đặt cọc.

Nên thông báo cho chủ nhà đúng thời gian quy định trước khi chuyển đi. Thông thường từ 15 đến 30 ngày để chủ nhà có thời gian tìm người thay thế. Quy định này cũng tùy thuộc vào từng chủ nhà nên bạn cần chắc chắn nắm được điều này.

Trước khi dọn nhà nên trả lại nhà như hiện trạng ban đầu bằng cách tu sửa nhất định những chỗ bạn sử dụng. Đặc biệt nên lau dọn nhà cửa sạch sẽ trước khi bàn giao để chủ nhà dễ dàng hơn cho người khác thuê.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

Bất động sản Tây Hồ: Nàng công chúa chưa thức giấc

Tháng 1/2015, cầu Nhật Tân đã chính thức thông xe đánh dấu một cột mốc quan trọng cho thị trường bất động sản khu vực Tây Hồ. Rất nhiều nhà đầu tư ôm hàng từ cơn sóng nhà đất năm 2010 – 2011 bắt đầu bung hàng. Đất trong khu vực xung quanh khu vực Đông Anh và Tây Hồ hai bên cầu đều rục rịch tăng giá. Tuy nhiên sự kiểm chứng về mức độ giao dịch thành công khó xác định.

Rất nhiều người đang nhận định đây là một cơ hội để các nhà đầu tư khu vực này cắt lỗ từ cơn sóng trước. Dự báo một cơn sốt đất mới đang hình thành. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng giá nhà đất do ảnh hưởng của cầu Nhật Tân, với sự nhìn nhận khách quan có thể nói bất động sản khu vực quận Tây Hồ vẫn chưa được đánh giá đúng tầm.

Hầu hết các dự án khu đô thị mới của Hà Nội đều đang bám theo trục đường 32, đường 70, đường Lê Văn Lương kéo dài,… Sự ưu tiên phát triển về các quận mới như Hà Đông, Nam Từ Liêm… do quỹ đất rộng, giao thông thuận tiện, tập trung nhiều trung tâm thương mại, cơ quan hành chính sự nghiệp… và giao dịch bất động sản ở các khu vực này luôn sôi động.

>> Mua bán nhà quận Tây Hồ

Trong khi đó, trong khu vực quận Tây Hồ ngoại trừ các khu phố bao quanh hồ Tây có mức giá tương đối đắt thì các khu vực còn lại như Xuân La, Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên… đều có mức giá thấp hơn với các quận lân cận. Một loạt các chung cư Vườn Đào, Packexim hay Ciputra … đều có mức giá trong khoảng 30 triệu/m2, đất thổ cư có mức giá từ 40 triệu/m2 trong ngõ và từ 70 triệu/m2 đối với đường ô tô vào nhà, liền kề biệt thự có giá dao động từ 100 triệu/m2…

Ưu điểm của bất động sản Tây Hồ là có khoảng không gian rộng lớn của khu vực hồ Tây và tiếp giáp bên bờ sông Hồng. Các khu vực làng xã dân cư sinh sống lâu đời hình thành nên nét văn hóa của Hà Nội: đào Nhật Tân, quất Tứ Liên, hoa Quảng Bá… Có rất nhiều khoảng xanh tạo không gian thoáng đãng cho cả khu vực. Không phải vô lý khi hầu hết người nước ngoài làm việc tại Hà Nội đều chọn khu vực quận Tây Hồ để cư trú.



Hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều ưu tiên phát triển theo hai bên bờ sông. Sông Sài Gòn và sông Hàn cũng là hai trục phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Tuy nhiên bất động sản quận Tây Hồ ven bờ sông Hồng vẫn chưa được đánh giá là ưu thế. Dự án phát triển thành phố hai bên bờ sông Hồng từ lâu không được nhắc tới .

Sự thành công của khu đô thị Ciputra – hiện vẫn đang được xếp hạng là khu đô thị đáng sống hàng đầu tại Hà Nội nhưng chưa tạo được sức ảnh hưởng tới giá trị các bất động sản khu lân cận. Và siêu dự án khu đô thị mới Tây Hồ Tây đang triển khai cũng chưa tạo được sóng trong giao dịch. Tuyến đường chính từ cầu Nhật Tân thẳng đến sân bay quốc gia Nội Bài cũng chỉ tạo được cơn sốt nhỏ cho nhà đất đai khu vực chân cầu. Khu vui chơi giải trí nổi bật là công viên nước hoạt động theo mùa cũng chưa phải là một điểm cộng tăng giá cho bất động sản khu vực xung quanh.

Có lẽ điểm thiếu thu hút lớn nhất trong khu vực quận Tây Hồ chính là những điểm nhấn sắc nét của hệ thống hạ tầng xã hội: Trường học, bệnh viện chất lượng cao, công viên công cộng, trung tâm mua sắm – vui chơi – giải trí… để hấp dẫn những khách hàng trẻ đầy tiềm năng.

Ngoại trừ cơn sóng nhỏ do việc thông cầu Nhật Tân gây ra, khách hàng và giới đầu tư vẫn chưa thực sự đánh giá cao tiềm năng của bất động sản Tây Hồ. Sự đầu tư lan tỏa ở các khu vực mới mở rộng vùng đô thị Hà Nội ra rất xa. Nhưng một khu vực bất động sản đã có lịch sử rất lâu đời trong lòng Hà Nội vẫn đang chờ được đánh thức.

Đỗ Đỗ

Thưởng 2 triệu USD nếu dự án Cát Linh-Hà Đông hoàn thành đúng tiến độ

Nhà thầu Trung Quốc cam kết sẽ dành 2 triệu USD tiền thưởng và hoàn thành vượt tiến độ của dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông.


Sáng nay (14/10), tại Hà Nội, tổng thầu EPC dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông là Công ty hữu hạn tập đoàn cục 6 Đường sắt Trung Quốc đã  ký kết đảm bảo tiến độ với hơn 20 nhà thầu phụ.
 
Tại buổi lễ, Tổng thầu EPC Trung Quốc dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông cam kết sẽ dành 2 triệu USD làm tiền thưởng cho các nhà thầu phụ hoàn thành đúng tiến độ và vượt tiến độ của dự án.
 
Tại lễ ký, ông Đường Hồng, Giám đốc điều hành dự án, đại diện tổng thầu EPC cho biết, việc ký cam kết tiến độ thực hiện giữa các nhà thầu phụ và tổng thầu không chỉ là cam kết của nhà thầu phụ với tổng thầu, cũng chính là cam kết với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Ban quản lý dự án đường sắt và người dân Hà Nội.
 
 “Với nhà thầu phụ không hoàn thành mốc tiến độ giai đoạn, chậm một ngày sẽ xử phạt 10 triệu đồng, với mốc tiến độ cuối cùng chậm 1 ngày cũng phạt 10 triệu đồng.
 
Ngược lại nhà thầu vượt tiến độ sẽ được thưởng 10 triệu đồng, đồng thời thưởng một lần theo quy định trong Bản thỏa thuận mà hai bên đã ký kết và hoàn trả lại toàn bộ khoản tiền phạt mốc tiến độ giai đoạn trước.
 
Đối với mỗi hạng mục công trình đều xây dựng mốc tiến độ giai đoạn cụ thể và mốc tiến độ cuối cùng, cũng như xác định nguyên tắc thưởng phạt rõ ràng.” ông Đường Hồng nói.
 
Ban quản lý dự án đường sắt cho biết, khối lượng xây lắp hạ tầng chạy tàu của dự án hoàn thành ước đạt 81%. Đến nay, dự án đã hoàn thành 90% khối lượng thi công các nhà ga, 6/10 nhà ga đã cơ bản hoàn thành kết cấu mái thép, đang tiến hành xây trát, trang trí hoàn thiện.
 
Hiện công tác đào tạo, vận hành cơ bản dang thực hiện theo đúng kế hoạch, 190 học viên đào tạo tại Trung Quốc đã học xong về nước, việc tuyển dụng vận hành cũng được đảm bảo (298/450 nhân sự). Dự án trang bị, mua sắm 13 đoàn tàu chuẩn B1 của Công ty chế tạo tàu điện ngầm Bắc Kinh đang thực hiện.
 
Theo ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt, hiện nay, Ban QLDA đang yêu cầu tổng thầu EPC và các thầu phụ khẩn trương hoàn thành hợp phần xây dựng hạ tầng chạy tàu trước 31/12/2016, hợp phần mua sắm lắp đặt thiết bị trước 31/6/2017 và bắt đầu chạy thử, phấn đấu tháng 10/2017 đưa dự án vào khai thác thương mại.
 
Cũng tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường đánh giá cao sáng kiến thưởng phạt của tổng thầu Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trường, thời gian chỉ còn 2 tháng rưỡi cho mục tiêu hoàn thiện các hạng mục hạ tầng cơ bản trong khi khối lượng công việc còn gần 20%, các giải pháp thi công đẩy nhanh tiến độ rất quan trọng.
 
Đề cập đến vấn đề bố trí vốn cho dự án, theo Thứ trưởng Trường, qua chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới Trung Quốc, Chính phủ hai nước đã có cam kết và thống nhất cấp vốn tín dụng cho dự án và đến nay có thể khẳng định vốn cho dự án hoàn toàn đầy đủ, chỉ tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án.
 
Liên quan đến vấn đề kết nối kỹ thuật giữa các tuyến đường sắt đô thị với nhau, Thứ trưởng Trường cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc với Tổng thầu để cập nhật công nghệ mới nhất cho tuyến đường sắt này, thống nhất công nghệ điều khiển đoàn tàu, hoạt động thao tác hoàn toàn tự động kết nối cho các tuyến đường sắt sau này đặc biệt là thẻ vé có thể dùng chung cho tất cả tuyến đường sắt.
 
Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, để sử dụng khai thác hiệu quả tuyến đường sắt và kết nối với các loại hình khác, hiện nay, Bộ sẽ làm việc với thành phố Hà Nội và Tổng thầu Trung Quốc thành lập Tổ công tác nhằm mục tiêu vận hành khai thác đoàn tàu hiệu quả và an toàn nhất, phối hợp kết nối giữa các tuyến đường sắt và xe buýt và giữa các tuyến xe buýt với nhà ga, sau này là các tuyến đường sắt khác. Bộ Giao thông Vận tải cũng đã lập một sơ đồ vận tải hoàn chỉnh và từng bước thực hiện từ đầu năm 2017.
 
Về hiệu quả của dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông khi đưa vào hoạt động, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận, sẽ phải mất một thời gian cho người dân làm quen với loại hình này và hy vọng lưu lượng xe máy đi trên tuyến đường sẽ giảm, tránh được ùn tắc giao thông để từ đó mọi người dân đô thị nhìn nhận thay đổi thói quen chuyển từ xe máy sang vận tải công cộng mà đặc biệt là đường sắt đô thị là hết sức quan trọng.

Phi Long (VOV)

Chung cư A3B Trại Găng: Chính quyền quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cần có trách nhiệm

Nhiều hộ dân đang sống tại chung cư A3B Trại Găng (nay là 92 A3B, phố Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội) lo ngại điều kiện sống của mình. Khu nhà này được đưa vào sử dụng cuối năm 2007. Ngày 28-12-2008, Hội nghị nhà chung cư A3B đã được tổ chức lần đầu và bầu Ban Quản trị, do một cán bộ của UBND quận lúc đó sống tại đây làm Trưởng ban.

Kể từ khi UBND quận ra quyết định công nhận Ban Quản trị (ngày 19-1-2009), đến nay đã gần bốn năm, việc tổ chức quản lý nhà chung cư theo các quy định của pháp luật không được quan tâm, kể cả việc thực hiện quy chế quản lý nhà ở chung cư chín tầng A3B Trại Găng do UBND quận Hai Bà Trưng ban hành trước đó (ngày 7-11-2007).

Gần bốn năm qua, không có thêm một hội nghị chung cư nào dù có quy định phải tổ chức hội nghị này hằng năm. Như vậy, ở đây không có nội quy nhà chung cư, không có quy chế hoạt động của Ban Quản trị, không có hợp đồng với người lao động làm bảo vệ và dịch vụ vệ sinh... Vì thế, nhà chung cư A3B hiện xuống cấp nghiêm trọng, thang máy trục trặc, an ninh không bảo đảm, thường xuyên có trộm cắp, bể nước ăn hư hỏng và ô nhiễm... nhưng không được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết.

>> https://timnhatot.com.vn/tim-kiem/ban-nha-mat-pho-hai-ba-trung-ha-noi-dc_HN_4?loainhadat=4

Chung cư A3B Trại Găng quá lâu không được quản trị. Trưởng ban Quản trị rời khỏi chung cư đã hơn một năm. Các thành viên còn lại của Ban Quản trị cũng khó hoạt động do không có quy chế Ban Quản trị, có dấu hiệu lạm quyền, nhất là về thu chi tài chính.

Nhiều người sống tại đây đề nghị UBND quận Hai Bà Trưng kiểm tra, giám sát thực tế tại chung cư này và chỉ đạo sớm tổ chức họp và bầu Ban Quản trị mới, cũng như làm rõ những thắc mắc của người dân. Thiết nghĩ, đây cũng là trách nhiệm của chính quyền quản lý địa bàn, trực tiếp là UBND quận.