Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Các gia đình trẻ sở hữu nhà trong KĐT đẳng cấp, dễ hay khó?

Sở hữu một căn hộ giữa khu đô thị đẳng cấp, không gian trong lành, nhiều tiện ích nhưng lại có mức giá hợp lý là khát khao của rất nhiều gia đình trẻ về một chốn an cư – lạc nghiệp.

Khao khát mua căn hộ trong những khu đô thị đẳng cấp

Theo thống kê, số lượng vợ chồng trẻ cưới nhau và đang tìm kiếm một nơi “an cư lạc nghiệp” ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM hiện đang rất lớn. Đa số họ đều đang thuê nhà ở hoặc mua nhà trả góp.

Trường hợp của anh Nguyễn Đắc Nguyên (Hải Dương) là một ví dụ điển hình. Tốt nghiệp đại học và đã đi làm ở Thủ đô được 8 năm, anh Nguyên tích cóp được một số vốn mấy trăm triệu để dành cho việc mua nhà. Sau khi thành lập gia thất, vợ chồng anh đang tìm kiếm một nơi để yên tâm công tác thay vì cứ đi thuê nhà trọ mãi. Anh Nguyên chia sẻ: “Có gia đình rồi nên tôi rất muốn ổn định chỗ ở cho đỡ vất vả, con cái đi học cũng sẽ tiện hơn. Tôi rất muốn sống trong một khu đô thị được quy hoạch đồng bộ, hiện đại. Nhưng với tài chính của chúng tôi như hiện nay thì việc tìm kiếm được ngôi nhà ưng ý mà gần trong trung tâm là quá khó”.

Với chị Lê Huyền Trang, gia đình hiện đang ở một khu chung cư cũ, chị và gia đình vẫn đang khao khát tìm được một nơi ở mới tại một khu đô thị có đầy đủ tiện nghi cho con vui chơi lành mạnh, học hành an toàn. “Là phụ huynh ai cũng muốn con mình phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Ngoài những giờ học căng thẳng, con cần giải trí và nghỉ ngơi hợp lý. Với thời gian học hành quá nhiều của các con bây giờ thì gần như không có nhiều thời gian để cho các con đi chơi dã ngoại thường xuyên. Vì thế nếu nơi ở của chúng tôi có không gian thiên nhiên thoải mái cho các con vui chơi sau những giờ học căng thẳng sẽ là điều tuyệt vời nhất”.

Có lẽ đây không chỉ là mơ ước của riêng gia đình anh Nguyên, chị Trang, bởi trên thị trường bất động sản, các dự án trong nội đô thì thường không có quá nhiều không gian thiên nhiên hoặc sẽ rất đắt đỏ. Khao khát được sinh sống trong những khu đô thị đẳng cấp với các gia đình trẻ dường như là điều quá khó.

Liệu điều không tưởng có thể xảy ra?

Với những trường hợp như anh Nguyên, nếu không có sự hậu thuẫn của gia đình về nguồn tài chính thì các cặp vợ chồng phải mất ít nhất 10-20 năm tích cóp mới có thể mua được nhà, nhất là những vợ chồng có tổng thu nhập dưới 20 triệu đồng/tháng. Vì thế, ước mơ sở hữu một mái ấm nội đô của các gia đình trẻ vẫn là “cánh cửa hẹp”.

Thực tế hiện nay nhiều chủ đầu tư tại Hà Nội cũng đã phát triển các dự án nhà ở nhưng không có nhiều dự án có thể đáp ứng được đúng nhu cầu của các cặp vợ chồng trẻ, hoặc nếu có đáp ứng được các nhu cầu đó thì giá lại rất cao. Phương án cuối cùng là họ sẽ chọn tinh giản bớt các tiêu chí để có thể có một căn nhà phù hợp với túi tiền của mình.

Nắm bắt được nhu cầu của các gia đình trẻ, Hồng Hà Eco City sẽ mở cánh cửa giúp họ thực hiện ước mơ của mình. Hồng Hà Eco City được đánh giá là một khu đô thị sinh thái rộng tới 16,7ha ngay trong nội đô với phong cách “Gangnam trong lòng Hà Nội”. Dự án có mật độ cây xanh cảnh quan lên tới hơn 70% tổng diện tích, chiếm khoảng 70.000m2. Dự án tọa lạc tại vị trí cửa ngõ phía Nam thủ đô, ngay trên trục đường Giải Phóng, cách bờ hồ Hoàn Kiếm chỉ khoảng 7,5km.

Đồng thời, tiêu chí quan trọng tiếp theo không thể không nhắc tới là vấn đề tài chính. Chỉ với số vốn ban đầu hơn 490 triệu, họ có thể sở hữu ngay một căn hộ có diện tích 90m2 tại dự án này. Gói vay ngân hàng cho phép người mua thanh toán trả chậm lên đến 18 tháng, kèm lãi suất 0% đến khi nhận nhà. Nếu lựa chọn bàn giao gói không gian sáng tạo mỗi gia đình có thể tiết kiệm tới hơn 270 triệu đối với tổng giá trị mỗi căn chưa kể 10 năm miễn phí cho phí dịch vụ. Đây được coi là “cánh cửa mở” có một không hai cho các gia đình trẻ có tích lũy vốn chưa quá nhiều.

Bởi thế, Hồng Hà Eco City sẽ biến ước mơ của các gia đình trẻ trở thành hiện thực với các yếu tố ghi điểm như: Giá cả hợp lý, hỗ trợ tài chính tối đa, không gian xanh trong lành rộng lớn, công viên 6 giác quan, 42 tiện ích chuẩn Hàn, hệ thống an ninh 5 lớp, hệ thống trường học liên cấp từ mầm non đến trung học cơ sở uy tín ngay trong nội khu và đã đi vào hoạt động đồng bộ giúp cho cư dân hoàn toàn yên tâm về việc chọn trường cho con trẻ.

Có thể nói, Hồng Hà Eco City sẽ giúp ước mơ sở hữu nhà trong khu đô thị đẳng cấp của các gia đình trẻ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, đây là thời điểm tốt nhất để mua căn hộ Hồng Hà Eco City bởi các chính sách hấp dẫn mà chủ đầu tư này đang ưu đãi cho khách hàng.

(Theo Công ty CP Tứ Hiệp Hồng Hà Dầu khí) 

Đất Đan Phượng liệu có tăng giá mạnh trước thông tin lên quận?

Từ đợt sốt giá gần nhất vào tháng 7/2017 khi có thông tin triển khai xây dựng đường Tây Thăng Long, thị trường nhà đất Đan Phượng đã diễn biến ra sao và hiện đang ở mức nào trước thông tin được lên quận trong thời gian tới?

Tháng 5/2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đồng ý về chủ trương cho phép Hà Nội triển khai dự án đường trục Tây Thăng Long nối khu vực Tây Tây Hồ và phía Bắc Cầu Thăng Long với khu đô thị Sơn Tây. Tuyến đường dài khoảng 23km chạy qua 2 huyện Đan Phượng và Phúc Thọ.

Sau quyết định này, thị trường đất nền khu vực phía Tây Hà Nội, gồm Hoài Đức, Đan Phượng bắt đầu rục rịch tăng giá. Những mảnh đất có vị trí đẹp được giới đầu tư săn lùng với kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận lớn trong tương lai.

Tại thời điểm tháng 7/2017, giá đất Đan Phượng nằm dọc quốc lộ 32, mặt đường lớn hoặc gần các khu đô thị mới như Kim Chung Di Trạch, Tân Tây Đô… đã tăng khoảng 30-40% so với thời điểm đầu năm 2015. Tại những khu vực như xã Vân Canh, thôn Hậu Ái, Kim Hoàng, An Trai… những lô đất thổ cư trong làng cũng tăng giá, trung bình khoảng 20 triệu đồng/m2, thậm chí lên đến 40 triệu đồng/m2 với những lô đất đẹp.

Bên cạnh đó, nhiều lô đất đấu giá nằm sát cổng khu đô thị mới Kim Chung Di Trạch cũng tăng giá mạnh. Một doanh nghiệp trước đó đã đấu giá thành công khu đất khoảng 1.000m2 nằm sát cổng khu đô thị mới Kim Chung Di Trạch với giá trúng thầu là 37,5 triệu đồng/m2. Sau đó, doanh nghiệp này đã phân lô bán nền với giá bán sang tay những lô mặt đường nội bộ khoảng 50 triệu đồng/m2 và những lô mặt đường 32 khoảng 80-85 triệu đồng/m2.

từ tháng 7/2017 đến tháng 10/2017, giá đất Đan Phượng tăng nhẹ khoảng 20%, giá rao bán trung bình nằm trong khoảng 13-17 triệu/m2.

Bước sang tháng 11/2017, giá rao bán trung bình đã thiết lập một mặt bằng mới cao hơn, sau đó chủ yếu đi ngang đến tháng 7/2018, dao động trong khoảng 19-22 triệu đồng/m2. Đặc biệt, sang tháng 8/2018, giá rao bán trung bình bất ngờ tăng mạnh lên 27 triệu đồng/m2 nhưng sang tháng sau cũng nhanh chóng trở lại mặt bằng giá cũ.

Bước sang năm 2018, số lượng tin rao bán đất mỗi tháng tại huyện Đan Phượng cũng nhiều hơn hẳn lượng tin rao bán trong nửa cuối năm 2017, cao điểm là tháng 4/2018.


Kết quả khảo sát cũng cho thấy, giá rao bán đất có sự chênh lệch lớn, tùy theo vị trí của mảnh đất. Chẳng hạn, trong tháng 11/2018, tại xã Trung Châu, một mảnh đất thổ cư 150m2, sổ đỏ chính chủ, ngõ vào 3,5m được bán với giá chỉ 4 triệu đồng/m2. Nhưng nằm ngay ngã tư Trạm Trôi, xã Tân Lập, một mảnh đất thổ cư 73m2 sổ đỏ chính chủ có giá bán 34 triệu đồng/m2. Trong khi đó, một mảnh đất 150m2, mặt tiền 10m ở mặt đường 32, thị trấn Phùng được rao bán với giá 63 triệu đồng/m2.

Trên địa bàn huyện, theo Quy hoạch chung xây dựng huyện Đan Phượng đến năm 2030 đã được phê duyệt, thị trấn Phùng và vùng phụ cận sẽ hình thành trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế thương mại, văn hóa, thể dục thể thao. Vì vậy, đây cũng là khu vực ghi nhận mức giá rao bán đất khá cao. Cùng với đó là khu vực xã Tân Lập, Tân Hội, nơi có tuyến đường Tây Thăng Long đi qua và nằm gần trung tâm Hà Nội hơn. Hay những khu vực ở xa hơn như xã Thọ Xuân, Thọ An, giá đất dù ở mức mềm hơn nhưng cũng “chát” chưa từng có.

>> Nhà đất Hà Nội Dưới 1 Tỷ

Cụ thể, giá rao bán đất tại khu Đồng Sậy nằm trong khoảng 23-40 triệu đồng/m2. Tại khu Gò Mèo, giá bán dao động trong khoảng 30-35 triệu đồng/m2. Khu vực Thọ Xuân, Thọ An là 7-12 triệu đồng/m2. Trong khi đó, tại khu vực Tân Tây Đô, giá bán đất phổ biến nhất là từ 29-34 triệu đồng/m2. Một số lô đất có vị trí đẹp, thuận lợi kinh doanh còn được rao bán 50-70 triệu đồng/m2.

Đầu tháng 11, UBND huyện Đan Phượng vừa được TP. Hà Nội yêu cầu thành lập ban chỉ đạo, mời các đơn vị tư vấn, các sở, ngành của thành phố hỗ trợ để xây dựng đề án phát triển huyện thành quận, trình thành phố xem xét vào đầu năm 2019.

Thông tin này được đánh giá là sẽ tiếp tục có những tác động mạnh đến thị trường nhà đất Đan Phượng, đặc biệt trong bối cảnh quỹ đất tại vùng lõi không còn nhiều. Hơn nữa, huyện Đan Phượng còn có lợi thế chỉ cách quận Nam Từ Liêm khoảng 7km, cách quận Cầu Giấy khoảng 10km. Cùng với đó, tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5km dự kiến được đưa vào khai thác trong năm 2021 sẽ giúp việc lưu thông giữa Đan Phượng với khu vực nội thành Hà Nội trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Nhận thấy tiềm năng của thị trường này trong tương lai, nhiều “ông lớn” trong ngành địa ốc như Vingroup đã xuống tiền đầu tư dự án tại Hoài Đức và các vùng lân cận.

Phùng Dung

(Theo Enternews.vn) 

Bất động sản Biên Hòa vào tầm ngắm đầu tư

Là đô thị vệ tinh giáp ranh quận 9 của Tp.HCM, TP. Biên Hòa đang lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư bất động sản với triển vọng sáng sủa.

Cực tăng trưởng mới

Biên Hòa là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế dẫn đầu của tỉnh Đồng Nai, bình quân từ 12 – 15%/năm. Hiện nay, hệ thống tiện ích, dịch vụ TP. Biên Hòa phát triển rất đa dạng từ trường học quốc tế, bệnh viện quốc tế cho đến trung tâm hội nghị - khách sạn 5 sao, trung tâm mua sắm quy mô lớn, khu du lịch sinh thái. Với vị trí liền kề Tp.HCM, kinh tế tăng trưởng nhanh, lại đầy đủ tiện ích phục vụ mọi nhu cầu cuộc sống, Biên Hòa đang dần mở rộng không gian phát triển như một đối trọng của Tp.HCM tạo nên một lõi trung tâm phồn thịnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Nhiều tín hiệu tăng trưởng

Từ đầu năm đến nay, đã có 1,2 tỷ USD vốn FDI được các doanh nghiệp giải ngân đầu tư vào tỉnh Đồng Nai; trong đó phần lớn dự án tập trung tại TP. Biên Hòa. Hiện tại, 13 khu công nghiệp của Biên Hòa đạt tỷ lệ lấp đầy khảng 90%. Một số khu công nghiệp như Amata còn dự kiến mở rộng thêm để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài.

Đáng chú ý, gần đây dòng vốn FDI có xu hướng chảy mạnh vào lĩnh vực bất động sản và thương mại - dịch vụ. Nhiều tập đoàn lớn như Aeon (Nhật Bản), Auchan (Pháp), Keppel Land đã lên kế hoạch xây dựng trung tâm thương mại, khu đô thị thông minh tại đây. Mới đây nhất, 14 tập đoàn đến từ Hong Kong, Hoa Kỳ, Anh, Đức và Thái Lan cũng đã đến tìm hiểu và lên kế hoạch phát triển khu đô thị phức hợp quy mô 200ha tại Biên Hòa.

Hàng tỷ đô la phát triển giao thông




Những năm gần đây, TP. Biên Hòa rất chú trọng đầu tư hệ thống giao thông. Chỉ riêng năm 2018, thành phố đã dành ngân sách lên đến 36.000 tỷ đồng xây dựng đường trục trung tâm hành chính Biên Hòa, đường ven sông Cái, tuyến nối đường Bùi Hữu Nghĩa với quốc lộ 1K, nút giao ngã tư Tân Phong… giúp tạo ra một diện mạo mới cho Biên Hòa.

>> Thuê Nhà Tại Dĩ An Bình Dương 2019

Ngoài ra, tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên cũng đã được quyết định sẽ kéo dài đến Biên Hòa khi đi vào hoạt động không chỉ giúp việc lưu thông trở nên thuận tiện mà còn làm gia tăng giá trị cho thị trường bất động sản Biên Hòa. Trong thời gian tới, một loạt công trình lớn với số vốn đầu tư hàng tỉ đô la Mỹ còn được triển khai đầu tư tại đây như cao tốc và đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đại lộ Bắc Sơn - Long Thành, các tuyến đường vành đai, cầu kết nối với quận 9 và sân bay quốc tế Long Thành sẽ hợp thành một hệ thống giao thông hiện đại, tạo động lực cho thị trường bất động sản bùng nổ.

Dân số “vàng”

Với con số thống kê hơn 1,2 triệu người, Biên Hòa là thành phố đông dân đứng thứ 2 của khu vực phía Nam, chỉ sau Tp.HCM. Trong đó, hơn 60% dân số đang ở độ tuổi lao động và mỗi năm con số này có xu hướng tăng mạnh do còn đón nhận thêm một lượng lớn chuyên gia, kỹ sư, doanh nhân và tri thức trẻ đến làm việc tại các khu công nghiệp. Dân số trẻ cùng mức thu nhập bình quân đầu người hơn 103 triệu đồng/người/năm cho thấy nhu cầu về nhà ở cũng như sử dụng dịch vụ, tiện ích của người dân Biên Hòa đang rất lớn. Đây là cơ hội cho thị trường bất động sản phát triển ngày càng sôi động hơn.

Mắt xích trong chuỗi đô thị liên kết vùng

Theo định hướng phát triển, TP. Biên Hòa sẽ tập trung mở rộng không gian đô thị theo cấu trúc chuỗi đô thị đa trung tâm dọc sông Đồng Nai, kéo dài về hướng Nam gắn với sân bay quốc tế Long Thành và phía Tây gắn với Tp.HCM. Đây là yếu tố quan trọng không chỉ giúp TP. Biên Hòa khoác lên mình một diện mạo mới mà còn mở ra nhiều cơ hội cho thị trường bất động sản khu vực vành đai như Hóa An, Phước Tân, Tân Hòa… phát triển.

Xét ở góc độ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP. Biên Hòa cũng có vị trí trung tâm liên kết tứ giác kinh tế chủ lực gồm Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu. Đây cũng là đầu mối giao thông về đường thủy, đường sắt, đường bộ và trong tương lai còn có đường hàng không. Nền tảng này đảm đảo cho Biên Hòa phát triển ổn định về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.

(Theo Tuổi trẻ Online) 

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Nóng trong tuần: Tranh chấp chung cư - có luật vẫn căng thẳng

1001 kiểu khổ khi mua nhà chung cư; 7 điểm nghẽn của thị trường bất động sản TP.HCM; Yêu cầu điều tra các phi vụ bán đất nền của Alibaba; Đà Nẵng “siết” xây dựng nhà cao tầng ở khu trung tâm... là những thông tin nhà đất nóng trong tuần qua.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận có tình trạng cán bộ ở lĩnh vực nhà đất sẵn sàng làm sai để trục lợi vì cao lắm chỉ bị sa thải
Sáng 9-11, UBND TP HCM đã có buổi làm việc với đoàn giám sát của HĐND TP về chuyên đề giải quyết khiếu nại của người dân về cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ ngày 1-1-2016 đến 30-6-2018.
Hơn 17.000 trường hợp chưa được cấp GCN
Thống kê số lượng cấp GCN lần đầu trên địa bàn TP tính đến tháng 6-2018, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Hồng cho biết đã cấp hơn 1,5 triệu GCN cho hộ gia đình, cá nhân; 16.475 GCN cho tổ chức. Hiện TP còn tồn hơn 17.000 trường hợp chưa được cấp GCN. Theo ông Hồng, những trường hợp này là do không đủ điều kiện, như chuyển nhượng bằng giấy tay sau ngày 1-1-2008; lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; sử dụng đất sau thời điểm công bố quy hoạch nhưng không phù hợp; giấy tờ nguồn gốc sử dụng đất không rõ ràng, giao đất trái thẩm quyền… Số đơn khiếu nại của người dân về lĩnh vực này cũng chiếm số lượng lớn với gần 5.000 lượt đơn.

Trước những con số trên, đại biểu đặt ra câu chuyện trình độ năng lực, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ở lĩnh vực nhà đất. Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Trương Lâm Danh nói rằng có tình trạng cán bộ để xảy ra tình trạng xây dựng không phép, lập hồ sơ không đúng. "Những cán bộ này sẽ bị xử lý sao?" - ông Danh hỏi. Trong khi đó, Phó trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Minh Đức phản ánh một bộ phận cán bộ chưa nhiệt tình hướng dẫn cho người dân. Từ đó dẫn đến việc người dân khiếu nại về cấp GCN nhà đất có nguyên nhân từ thiếu hiểu biết về pháp luật nên TP cần xây dựng tiêu chí cán bộ không chỉ vững chuyên môn mà còn phải thân thiện.
Đặc biệt, đại biểu Phạm Hiếu Nghĩa, Phó trưởng Ban Pháp chế HĐND TP, nêu có hiện tượng chồng ranh, lấn thửa. Ông Nghĩa cho biết ông đang tiếp nhận một hồ sơ dạng 1 mảnh đất 2 giấy đỏ, quyền lợi bị treo lơ lửng 8 năm nay. "Đây là hiện tượng có thật, không chỉ 1-2 trường hợp mà khá nhiều. Thanh tra cần nhìn thẳng vấn đề để giải quyết cho dân chứ không thể nói vấn đề chồng ranh, lấn thửa qua nhiều giai đoạn là tất yếu" - ông Nghĩa nói.

"Nếu sợ thì nên nghỉ"

Đánh giá về công tác cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Đức Hải nhìn nhận UBND TP rất chú trọng và tập trung giải quyết cho dân; bảo đảm theo trình tự pháp luật. Đối với 17.303 trường hợp còn tồn đọng, ông Hải đề nghị UBND TP chỉ đạo các quận - huyện, sở - ngành xử lý trước ngày 30-11; nhất là khắc phục tình trạng chồng ranh, lấn thửa. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch HĐND TP còn đề nghị chính quyền cần đẩy mạnh tuyên truyền luật pháp để giúp người dân nắm rõ quyền và trách nhiệm của mình, chú trọng công tác hòa giải cơ sở để hạn chế tranh chấp và khiếu kiện; quận - huyện giải quyết ngay đơn thư khiếu nại trong thẩm quyền, tránh chuyển lòng vòng. "Yếu tố con người cũng phải được đề cao. Đó là nâng cao trình độ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ để tăng hiệu quả công việc, giảm phiền hà, nhũng nhiễu cho dân" - ông Hải nói.

Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận có tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm, làm sai không dám sửa. Bên cạnh đó là nghiệp vụ không bảo đảm yêu cầu. "Hiện TP có khoảng 1.200 người công tác ở lĩnh vực trên nhưng công chức chưa tới 50%, còn lại là ký hợp đồng. Mà ký hợp đồng thì trách nhiệm cũng theo hợp đồng. Có trường hợp sẵn sàng làm sai để có lợi ích nhưng cùng lắm là bị sa thải, chứ chưa có trường hợp nào bị khởi tố" - ông Tuyến nói và cho biết sẽ chỉ đạo xem xét lại vấn đề này.

Phó Chủ tịch UBND TP phụ trách đô thị cũng thẳng thắn chỉ ra tình trạng sai sót kéo dài mà cán bộ chậm sửa. Đó là trường hợp 1 mảnh đất 2 giấy đỏ "xuất hiện" nhiều ở quận 9 và huyện Bình Chánh. Ông Tuyến nói: "Cứ sợ, cứ ngại rồi nói khó xử lý. Giờ phải xem trường hợp nào sang nhượng bất hợp pháp thì xử lý hình sự. Chứ làm gì có chuyện không xử lý được". Do đó, ông Tuyến yêu cầu các quận - huyện phải xử lý quyết liệt, không nể nang, không để kéo dài. Nếu còn nể nang, kéo dài, ông sẽ đề nghị chuyển sang tòa hành chính; có thể khởi tố hình sự nếu trường hợp chính quyền không xử lý kịp.

Liên quan 17.303 trường hợp chưa được cấp GCN, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu từ nay đến ngày 30-11, tất cả 24 quận- huyện phối hợp với các đơn vị báo cáo cho UBND TP từng trường hợp một. Trong đó, phải nêu rõ lý do chưa cấp, trường hợp nào thuộc thẩm quyền UBND TP thì báo cáo, đề xuất. Ông Tuyến nhấn mạnh: "Nếu báo thiếu 1 trường hợp thì phải chịu trách nhiệm trước UBND TP. Còn trường hợp nào thuộc thẩm quyền UBND TP, đã báo cáo rồi mà tôi không giải quyết, tôi sẽ chịu trách nhiệm trước UBND TP".

Ông cũng cho biết thêm đến đầu năm 2019, UBND TP sẽ tiến hành kiểm tra 24 quận - huyện về việc này. "Nếu có trường hợp giải quyết sai, tôi sẽ đề xuất chủ tịch quận - huyện "lên đường". Chúng ta đã ở vị trí này rồi thì không có chuyện sợ nữa, nếu sợ thì nên thôi để người khác làm. Tâm mình công bằng, khách quan thì không việc gì phải sợ. Nếu mình có lỡ sai thì sửa, chứ không thể để người dân bức xúc mãi. Tôi không muốn hôm nay HĐND TP giám sát, UBND TP chỉ ghi nhận, tiếp thu rồi lại tiếp tục giám sát, phản ánh trách nhiệm cán bộ công chức mình là không nên" - Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến khẳng định. 

Không dung thứ cho chủ chung cư làm liều

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến, TP có 107 dự án chung cư với hơn 103.400 căn hộ cần cấp GCN. Các đơn vị đã nộp cho TP khoảng 71.000 hồ sơ, trong đó 56.500 hồ sơ được cấp GCN.

Đối với những trường hợp chưa cấp GCN thì TP chia làm 3 nhóm vấn đề để giải quyết. Một là, chuyển nhượng 3 bên, dự án chưa hoàn thành nhưng chủ đầu tư thế chấp ngân hàng, người dân mua bán thì UBND TP đã chỉ đạo UBND các quận - huyện hướng dẫn kiện ra tòa vì đây là tranh chấp dân sự. Hai là, đối với những trường hợp chủ đầu tư có dấu hiệu lừa đảo, bán, thu tiền của các hộ dân rồi mà vẫn đi thế chấp, cầm cố thì chuyển cơ quan điều tra. Ba là, những trường hợp thuộc phạm vi quản lý nhà nước về vi phạm xây dựng. Theo đó, vi phạm mà không liên quan đến quy hoạch, an toàn về công trình, phòng cháy chữa cháy thì xử phạt hành chính rồi cấp GCN cho người dân.

Phan Anh (NLĐ)

Trung Quốc đang có 50 triệu căn nhà không người ở

Trung Quốc hiện đang có 50 triệu căn nhà không có người ở, một con số cho thấy tình trạng đầu cơ đáng lo ngại trên thị trường địa ốc nước này.

Trao đổi với hãng tin Bloomberg, giáo sư Gan Li, người đứng đầu nhóm chuyên gia đang tiến hành một nghiên cứu toàn quốc trên thị trường địa ốc Trung Quốc, cho biết khoảng 22% số nhà ở tại các khu vực đô thị của nước này hiện bị bỏ trống. Theo dự kiến, nghiên cứu mà nhóm chuyên gia đang tích cực hoàn tất sẽ sớm được công bố.
Ông Gan nói rằng số căn nhà không được sử dụng ước tính vào khoảng hơn 50 triệu căn. Con số này không bao gồm những căn nhà mà các dự án bất động sản đã xây xong nhưng chưa bán.
Điều khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc lo ngại nhất là chủ sở hữu của những căn nhà trống đó sẽ bán tháo nếu thị trường bất động sản có dấu hiệu đi xuống, đẩy giá nhà vào một vòng xoáy sụt giảm chóng mặt. Tỷ lệ nhà bị bỏ trống ở mức cao nói trên cũng là một dấu hiệu cho thấy những nỗ lực kiềm chế hoạt động đầu cơ địa ốc của Bắc Kinh mấy năm qua không có nhiều tác dụng.
"Không có một quốc gia nào khác trên thế giới có tỷ lệ nhà bỏ trống cao đến như vậy", giáo sư Gan, người đến từ Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam ở Thành Đô, Trung Quốc, phát biểu. "Chỉ cần một vết rạn xuất hiện trên thị trường, là nhà sẽ bị bán tháo như một dòng lũ".
Một giải pháp mà Bắc Kinh có thể sử dụng để ngăn tình trạng đầu cơ nhà là đánh thuế nhà bỏ trống, nhưng đây là một cách không dễ, vì các chuyên gia nói rằng rất khó để đâu là nhà bị bỏ trống.

Đầu cơ bất động sản vốn là một vấn đề ám ảnh đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong suốt nhiều năm qua. Một số tỉnh thành ở nước này đã thắt chắt các biện pháp kiểm soát, nhưng dòng tiền lại chảy sang thị trường bất động sản ở các địa phương khác. Giá nhà tăng mạnh khiến nhiều triệu người Trung Quốc không thể có nhà ở, làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
Tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng "nhà được xây lên là để ở, không phải để đầu cơ". Tuy nhiên, lời cảnh báo này của ông Tập dường như không có tác dụng.
Giáo sư Gan cho rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ sớm tiến hành một cuộc điều tra lớn hơn về tình trạng nhà bỏ trống trên toàn quốc sau 1-2 năm tới. Một số nguồn dữ liệu khác cho thấy tỷ lệ nhà bỏ trống tại các thành phố lớn và tầm trung ở Trung Quốc vào khoảng 13%. Ở Bắc Kinh, tỷ lệ này được cho là dao động 10-20%, cao hơn so với ở những quốc gia đánh thuế nhà bỏ trống.
Một ví dụ về nhà bỏ trống là một căn biệt thự ở ngoại ô Thượng Hải mà cha mẹ của Natalie Feng, 27 tuổi, mua cho cô. Nhà Feng gồm ba người dự định sẽ dùng ngôi nhà hai tầng này làm nơi nghỉ ngơi cuối tuần. Tuy nhiên, trên thực tế, căn nhà bị bỏ trống trong phần lớn thời gian, và Feng cho biết rất khó tìm được khách để cho thuê.
"Để đến đó ở mỗi cuối tuần, chúng tôi phải lái xe mất cả giờ đồng hồ, sau đó còn mất thêm nửa ngày để dọn dẹp", Feng phàn nàn.

>> Landber.com Tin tức bất động sản

Diệp Vũ (VnEconomy)

Quá nhiều dự án xin điều chỉnh quy hoạch

Hà Nội hiện có hàng trăm dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai thời gian dài, tuy nhiên, việc thu hồi gặp nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó, không loại trừ việc các chủ đầu tư lợi dụng “kẽ hở” trong các quy định của pháp luật, đặc biệt việc xin điều chỉnh quy hoạch để tiếp tục chây ì.

Xin điều chỉnh rồi... ngồi chờ
Thành phố Hà Nội vừa yêu cầu kiểm tra, theo dõi, xử lý với 39 dự án bị chấm dứt hoạt động, vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn. Trong số này, có nhiều công trình xây dựng nhà ở, dự án khu đô thị, bệnh viện... Việc rà soát xử lý 39 dự án này được thực hiện sau khi HĐND thành phố Hà Nội tiến hành giám sát và tổ chức phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tổng số dự án chậm triển khai, có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn thành phố lên tới 383 dự án. Nhiều quận, huyện có hàng chục dự án vi phạm, thậm chí ngay các quận nội thành cũng có dự án vi phạm. Các huyện Mê Linh, Hoài Đức... có hàng chục dự án bỏ hoang, chưa triển khai. Có dự án lãnh đạo địa phương cũng không biết của ai. Riêng địa bàn Hoài Đức, nhiều đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đặt vấn đề, có những trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng, triển khai vì còn chờ “huyện lên quận”.
Trong đợt giám sát mới đây, Trưởng ban Pháp chế, HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Hoài Nam cho biết, có quá nhiều dự án không đưa vào sử dụng, thậm chí sử dụng sai mục đích, một số dự án trở thành các bãi đỗ xe cho thuê, thu lợi nhuận trong khi chẳng phải làm gì.
“Họ chờ thời cơ để có cơ hội mới làm. Những trường hợp đó là vi phạm luật đất đai. Trường hợp nào cố tình vi phạm, năng lực tài chính không có, cố tình đánh võng, mua bán, chuyển nhượng dự án. Chúng ta phải có thái độ dứt khoát, kiến nghị các sở, ngành, thành phố xử lý”, ông Nam nói. Ông Nam ví dụ, có nhiều trường hợp từ năm 2009, một lần xin điều chỉnh kéo dài 6 năm, đến nay tiếp tục xin điều chỉnh thêm nữa. Các chủ đầu tư cố tình chậm đưa đất vào sử dụng, khai thác bằng cách lẩn tránh, xin điều chỉnh quy hoạch rồi lại tính từ thời điểm quy hoạch để hợp thức hóa việc chậm triển khai quy hoạch.
Ông Nam nhắc tên công trình CT6C Kiến Hưng (Hà Đông). Theo ông Nam, theo quy hoạch 1/500 chỉ có 2 tòa nhà, nhưng chủ đầu tư làm thêm một tòa nhà nữa, xây thêm cả nhà liền kề. “Chúng ta lại điều chỉnh lại quy hoạch cho họ à? Như 8B Lê Trực, chỉ có thêm chiều cao, thêm phần nhô ra, chúng ta đã cắt xén rồi. Ở đây thêm cả một tòa nhà, sai quy hoạch thì xử lý thế nào đây? Các đồng chí hợp thức hóa nó à?”, ông Nam nêu câu hỏi.
Lợi dụng kẽ hở để trục lợi?


Trong phiên giải trình về các dự án chậm triển khai trên địa bàn thành phố mới đây, nhiều đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đặt vấn đề, phải chăng các chủ đầu tư dự án lợi dụng kẽ hở của pháp luật, cụ thể là việc điều chỉnh quy hoạch để chậm đưa đất vào sử dụng. Các đại biểu HĐND phân tích, mỗi lần xin điều chỉnh quy hoạch sẽ có được thời gian “vài năm” để tiếp tục chờ đợi, chây ì, nghe ngóng thông tin... Ông Lê Vinh, Giám đốc Sở QH&KT Hà Nội cho rằng, để triển khai một dự án, đầu tiên phải là công tác quy hoạch.
“Cho nên, khi dự án chậm, nguyên nhân là do chủ đầu tư cố tình chứ không phải do công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch”, ông Vinh nói. Ông Vinh cũng thừa nhận, có một số dự án khi quy hoạch được duyệt rồi nhưng không triển khai mà tính chuyện xin điều chỉnh. “Nguyên nhân của việc này thì phải thông qua kiểm tra mới trả lời được”, ông Vinh nói. Ông Vinh cũng nêu một số trường hợp như ở Hà Tây, khi sáp nhập thì nhiều dự án phải điều chỉnh để phù hợp với quy hoạch mới.
Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Hoài Nam không đồng tình với câu trả lời của Giám đốc Sở QH&KT Lê Vinh. Theo ông Nam, HĐND thành phố đặt vấn đề có việc chủ đầu tư các dự án lợi dụng việc điều chỉnh quy hoạch để kéo dài việc đưa đất vào sử dụng.
“Chúng tôi có trong tay rất nhiều bằng chứng, nhiều chủ đầu tư chẳng liên quan gì đến quy hoạch phân khu, ngay trong khu vực nội thành này thôi, nhưng mà xin điều chỉnh từ 1 đến 3 lần, thậm chí 5 lần. Mỗi lần xin điều chỉnh đều theo hướng tăng mật độ, tăng chiều cao, tăng diện tích sử dụng. Lấy cớ đó, mỗi lần điều chỉnh quy hoạch cho kéo dài thời gian nên cứ 2- 3 năm lại xin một lần. Có dự án nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, trung tâm quận Hai Bà Trưng, ít nhất 3 - 4 lần điều chỉnh quy hoạch, nhưng vẫn nằm im chưa sử dụng”, ông Nam nêu ví dụ.
Theo ông Nam, vấn đề ở đây là Sở QH&KT có tham mưu cho thành phố, đối với các chủ đầu tư cố tình chống đối thì nếu cần thiết, phải kiên quyết thu hồi. Trao đổi lại vấn đề này, ông Lê Vinh cho rằng, chưa đủ cơ sở để kết luận có việc xin điều chỉnh quy hoạch để kéo dài thời gian, chây ỳ, không triển khai dự án. “Cái này phải tổ chức thanh tra, kiểm tra mới kết luận được”, ông Vinh nói.
Theo ông Vinh, đứng ở góc độ quy hoạch, khi quy hoạch cấp trên có sự điều chỉnh thì chủ đầu tư theo luật có điều kiện, có cơ sở để đề nghị thay đổi. Ông Nguyễn Trọng Đông, Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cho biết: Việc có nhiều dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai có nguyên nhân chủ quan đến từ các cấp, các ngành trong việc hậu kiểm, việc phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm chưa được quyết liệt. Đặc biệt, sau khi Thủ đô mở rộng địa giới hành chính, nhiều dự án phải điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu...

Trường Phong (Tiền Phong)

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

Rộ căn hộ cho thuê theo giờ

Do nguồn cung đang quá lớn, hàng loạt chủ đầu tư căn hộ ở TP HCM phải tìm thêm thị trường ngách là cho thuê ngắn hạn, dù các quy định hiện hành chưa cho phép.

Thử vào Facebook nhóm (group) cư dân ở một số căn hộ chung cư tại trung tâm TP HCM để tìm chỗ thuê theo ngày hoặc giờ, lập tức chúng tôi nhận được hàng loạt phản hồi với giá cả chi tiết từng loại căn hộ, diện tích, vị trí. Nhiều chủ còn giới thiệu chi tiết nội thất để người có nhu cầu thuê dễ chọn lựa.

Hầu hết tính giá bằng USD

Khảo sát qua các khu vực có căn hộ cho thuê như Vinhomes Central Park, Saigon Pearl (quận Bình Thạnh), Novaland (quận 4)..., chúng tôi được rất nhiều lời chào giá thuê bằng USD, 1 phòng ngủ 45 USD/ngày, 2 phòng ngủ 55-60 USD/ngày, 3 phòng ngủ 80 USD/ngày. Ở khu vực quận 3 thì giá thuê căn hộ 1 phòng ngủ là 35-45 USD/ngày.

Giá trên là thuê cả căn hộ, không có người khác cùng thuê, nếu có chia sẻ thì giá chỉ khoảng 25 USD/phòng/ngày. Nếu khách thuê theo giờ thì giá rẻ hơn nhưng cũng không dưới 20 USD/lần thuê 2 giờ. Tại quận 2, hiện các khu căn hộ cao cấp như Masteri Thảo Điền, Thảo Điền Pearl cũng có căn hộ cho thuê nhưng giá thấp hơn ở quận Bình Thạnh, TP HCM.

Trao đổi với chúng tôi, Hoàng My, nhân viên kinh doanh một công ty chuyên thuê lại các căn hộ chung cư ở trung tâm TP, cho biết sau khi thuê được giá tốt, công ty này trang trí lại phòng và cho thuê lại, thời gian thuê tùy theo nhu cầu của khách. Tỉ lệ cho thuê tháng chiếm 60%-70%, số phòng còn lại tranh thủ đưa thông tin lên các trang web để cho thuê ngắn hạn, theo ngày, thậm chí theo giờ.

Chưa bị điều chỉnh bởi quy định hiện hành



Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), nhận định việc người dân dùng căn hộ chung cư cho thuê ngắn hạn, thậm chí theo giờ là hình thức kinh doanh "giao thoa" giữa homestay và dịch vụ khách sạn. Đây là hình thức mới xuất hiện nhưng khá rầm rộ trong thời gian gần đây. Hiện nay, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản vẫn chưa quy định về những nội dung liên quan cho thuê chung cư theo ngày, theo giờ.

Theo ông Châu, nếu một chung cư bình thường mà cho thuê như khách sạn thì sai quy định, vi phạm Luật Nhà ở. Trước đây, đã cấm mở văn phòng công ty tại chung cư. Bởi ngoài mục đích ở thì kinh doanh khách sạn phải đăng ký, mà đăng ký kinh doanh như khách sạn trong chung cư thì luật không cho phép. Ngoài ra, khi kinh doanh dưới hình thức này thì sẽ không bảo đảm an ninh trật tự cho những hộ dân trong chung cư, nhất là các nhà cạnh bên. Hình thức cho thuê chung cư theo ngày, theo giờ đã có ở một số nước. "Để bảo đảm an ninh cũng như công bằng cho cư dân, sắp tới HoREA sẽ kiến nghị cơ quan quản lý để có hướng dẫn, bổ sung phù hợp" - ông Châu nói.

Thực tế đã có trường hợp nhiều người thuê chung cư theo ngày để sử dụng chất kích thích hoặc đánh bạc gây bức xúc cho cư dân và bị cơ quan công an xử lý.

Ở một góc nhìn khác, ông Phan Công Chánh, chuyên gia bất động sản, cho rằng hiện nhu cầu lấp đầy chỗ cho thuê của những người kinh doanh căn hộ là rất lớn. Họ đã đầu tư và luôn mong muốn tăng thu nhập, trong khi nhu cầu người thuê ngắn hạn đang có. "Vấn đề là khi cho thuê theo ngày, theo giờ thì sẽ có khách bên ngoài chung cư đến ở, kể cả người nước ngoài. Vì vậy, người kinh doanh hình thức này phải đăng ký kinh doanh, khai báo với chính quyền địa phương và nếu để xảy ra sự cố thì người cho thuê phải chịu trách nhiệm. Thực tế, hiện các trang mạng kinh doanh dạng chia sẻ phòng ở, khách sạn, nhà chung đều thu phí của người cho thuê nhưng họ lại không đóng thuế cho nhà nước" - ông Chánh nhìn nhận.

Theo Phạm Đình

Người Lao Động

Lãi đột biến từ bán dự án trong quý III, các doanh nghiệp còn gì cuối năm?

Nam Long, TTC Land, DIC... đều có lãi đột biến từ việc chuyển nhượng, bàn giao dự án trong quý III. Vào những tháng cuối năm, việc bàn giao dự án có vẻ không dừng lại.

Lợi nhuận tăng bằng lần

Như kế hoạch, CTCP Đầu tư Nam Long (Mã: NLG) trong quý III đã chuyển nhượng một phần dự án Waterpoint Long An 130 ha. Công ty còn bàn giao căn hộ tại một số dự án như EhomeS Phú Hữu, Flora Fuji và Flora Kikyo, mang về 23% tổng doanh thu 1.330 tỷ đồng của cả quý. Nhờ vậy, Nam Long có lãi quý III lên tới 420 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ năm trước.

Nam Long không phải là trường hợp duy nhất trong quý này ghi nhận lợi nhuận tốt từ việc bàn giao dự án. Một doanh nghiệp khác là CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land – Mã: SCR) cũng bàn giao 3 dự án trọng điểm trong quý III gồm Jamona Home Resort (quận Thủ Đức), Jamona Golden Silk (quận 7) và Charmington La Pointe (quận 10). Vì thế, lợi nhuận sau thuế đạt 44 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ năm trước.



CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Mã: DXG) ghi nhận doanh thu từ bán căn hộ và đất nền gấp gần 4 lần cùng kỳ quý trước, đạt hơn 950 tỷ đồng. Mảng hợp đồng xây dựng cũng tăng đột biến từ 8 tỷ lên 151 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư LDG (Mã: LDG) cũng có lãi quý III gấp 5 lần cùng kỳ năm trước, đạt 261 tỷ đồng. Công ty cho biết biến động này chủ yếu do chuyển nhượng bất động sản, môi giới bất động sản và thanh lý khoản đầu tư dài hạn. Một trong những khoản chuyển nhượng được kể đến là bán toàn bộ cổ phần tại CTCP Du lịch Giang Điền, rút khỏi mảng du lịch nghỉ dưỡng.

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (Mã: DIC) cũng ghi nhận doanh thu bất động sản gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Kết quả này đến từ việc chuyển nhượng căn hộ dự án DIC Phoeonix, chuyển nhượng quyền sử dụng đất Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên và dự án khu du lịch sinh thái Đại Phước. Cùng với doanh thu cung cấp dịch vụ gấp gần 7 lần, doanh thu thuần của DIC tăng 236% và lợi nhuận sau thuế tăng 24%.

CTCP Vinhomes (Mã: VHM) ghi nhận đột biến doanh thu tài chính, gồm thu nhập từ hợp đồng hợp tác kinh doanh 1.304,5 tỷ đồng và thu nhập từ thanh lý khoản đầu tư 1.991 tỷ đồng. Ngoài ra công ty cũng bàn giao hai dự án Vinhomes Golden River và Vinhomes Metropolis Liễu Giai. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất vì thế gấp 2,7 lần cùng kỳ, đạt 4.039 tỷ đồng.

Một số doanh nghiệp không ghi nhận doanh thu lớn từ bất động sản nhưng lại có khoản đột biến khác. CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR) cả quý chỉ có 4,8 tỷ đồng doanh thu từ nguồn thu dịch vụ. Tuy vậy, hoạt động hợp tác kinh doanh vẫn mang về 125 tỷ đồng doanh thu nên công ty vẫn có lãi gần 105 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty đạt lãi 345,6 tỷ đồng, tăng 41% cùng kỳ năm trước.

"Của để dành" quý IV

Không chỉ đổ dồn dự án trong quý III, Nam Long lên kế hoạch bàn giao nhiều sản phẩm của mình vào 3 tháng cuối năm. Công ty thực hiện bàn giao các căn biệt thự và nhà phố của Valora Island thuộc đô thị Mizuki Park. Đồng thời, công ty cũng tiến hành bàn giao khoảng 900 căn EhomeS Nam Sài Gòn.

TTC Land trong tháng 9 cho ra mắt dự án căn hộ cao cấp Jamona Sky Villa. Công ty cũng dự kiến ghi nhận doanh thu từ dự án Carillon 5 (Tân Phú). Về tổng thể, trong quý IV, công ty dự tính mở bán 1.848 sản phẩm, qua đó đưa tổng sản phẩm bàn giao năm nay vượt 32% kế hoạch. Doanh thu bán bất động sản quý IV ghi nhận vào khoảng 570 tỷ đồng đưa doanh thu thuần cả năm chưa tính các nguồn khác kỳ vọng đạt 2.630 tỷ đồng, vượt 27% so với kế hoạch năm.

Mới đây, Vinhomes bắt đầu cho ra mắt nhà mẫu cho dự án VinCity Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội). Đơn vị nghiên cứu thị trường - Công ty TNHH CBRE Việt Nam còn dự đoán VinCity Grand Park (quận 9, TP HCM) có thể được mở bán trong quý IV. Khang Điền cũng thực hiện chào bán dự án Safira (quận 9).

Xác định mùa “cao điểm” vào cuối năm, Tập đoàn Novaland dự kiến sẽ bàn giao khoảng 5.000 sản phẩm. Các dự án đang và sắp bàn giao như The Sun Avenue (quận 2); Wilton Tower (quận Bình Thạnh); Golden Mansion, Orchard Parkview, Newton (quận Phú Nhuận); Botanica Premier (quận Tân Bình). Sang quý I/2019, Tập đoàn có kế hoạch bàn giao dự án Saigon Royal (quận 4)

Theo Khổng Chiếm

Người đồng hành

Thanh tra Chính phủ nói gì về việc xử lý công trình vi phạm tại Sóc Sơn?

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Thanh tra Chính phủ cho rằng còn một số nội dung Hà Nội xử lý chưa triệt để theo kết luận thanh tra việc vi phạm xây dựng trên đất rừng tại Sóc Sơn.

Báo chí đặt câu hỏi việc kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc vi phạm sử dụng đất rừng xây dựng tại Sóc Sơn chưa được Hà Nội thực thi nghiêm túc tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/11. Đến nay sau 12 năm, rất nhiều công trình vi phạm đã mọc lên ở Sóc Sơn.

Trả lời vấn đề trên, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Bùi Ngọc Lam cho biết cơ quan này đánh giá nhiều nội dung trong kết luận thanh tra đã được triển khai nhưng cũng còn những nội dung Hà Nội xử lý chưa triệt để, nhất là những nội dung báo chí đã nêu như xây dựng nhà hàng, các khu vui chơi giải trí.

"Chính vì điều đó Hà Nội đã ban hành quết định giao cho thanh tra Thành phố tiến hành thanh tra phát hiện ra vi phạm, chất chỉnh thiếu sót khuyết điểm", vị Phó Tổng TTCP nói. Đồng thời, thanh tra Thành phố cũng đôn đốc việc thực thi của thành phố, huyện đối với các nhà hàng, đơn vị vi phạm trong kết luận.

Về phía Thanh tra Chính phủ, cơ quan này khẳng định tiếp tục theo dõi, kiểm tra đôn đốc Hà Nội trong việc thực thi kết luận. Hà Nội có kết luận chính thức sẽ thông báo tới công luận.



Từ đầu những năm 2000, nhiều công trình như biệt phủ, biệt thự đã được xây dựng trên rừng phòng hộ Sóc Sơn, Hà Nội. Năm 2006, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và đưa ra kết luận về những vi phạm này, yêu cầu Hà Nội xử lý.

Vụ việc "xẻ thịt" hàng trăm hecta rừng phòng hộ tại Sóc Sơn lại nóng lên khi sau 12 nămcông trình cũ không được cưỡng chế thậm chí còn nhiều công trình mới mọc lên.

Vừa qua, ngày 30/10,chỉ chỉ đạo các đơn vị liên quan phải tổ chức cưỡng chế các công trình sai phạm ở Sóc Sơn.

Cụ thể, với 27 công trình vi phạm mới trên đất ừng đặc dụng, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hà Nội và huyện Sóc Sơn phải tổ chức cưỡng chế vi phạm. Theo ông Chung, trước hết, cần thông báo để các hộ tự tháo dỡ. Nếu các hộ không chủ động thực hiện thì ra quyết định cưỡng chế để tháo dỡ. Với các công trình vi phạm từ trước, phải thực hiện đúng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Ngày 1/11, ông Nguyễn Trường Giang, Trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Sóc Sơn, cho biết UBND huyện đã phê duyệt kế hoạch cưỡng chế một số công trình vi phạm, đồng thời giao các ban ngành liên quan giám sát quá trình xử lý.

>> Tại Sao Nên Mua Nhà Đất Tại Ha Nội

Theo N.A

NDH